Forex world

September 07, 2017

Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Forex

Khái niệm cơ bản trong Forex cho bạn cái nhìn súc tích nhất về những vấn đề cốt lõi cơ bản trên thị trường ngoại hối (forex). Do vậy một trong những bước đầu tiên trong hành trình chinh phục Forex là bạn phải nắm được những khái niệm cơ bản trong Forex. Đây như là bài học vỡ lòng - những tên gọi đầu tiên bạn phải tiếp cận và nắm rõ về nó để quá trình giao dịch của bạn về sau tránh được những sai sót thuộc về "lỗi cơ bản".

Nội dung chính của bài viết này gồm các khái niệm sau:

- Khái niệm về Forex (đã đề cập trong bài viết Forex là gì - xem tại đây: https://www.caphile.com/2017/08/forex-la-gi.html)
- Đặc điểm của Forex
- Thành phần tham gia thị trường Forex
- Các cặp tiền chính và các cặp tiền chéo
- Chênh lệch giá - Spread
- Đơn vị giao động nhỏ nhất của tỷ giá - Pip
- Điểm vào, Chốt lời (Take Profit) và Dừng lỗ (Stop Loss)
- Lệnh thị trường, lệnh chờ Limit và lệnh chờ Stop
- Lịch các phiên giao dịch trong ngày



ĐẶC ĐIỂM CỦA FOREX:

- Không giới hạn địa lý: Với Forex thế giới thật sự là phẳng, hoàn toàn ko có 1 địa điểm trung tâm thanh toán nào cả. Bất kể bạn là ai và bạn đang ở đâu, chỉ cần có thiết bị kết nối internet là bạn có thể trở thành 1 thành viên của thị trường forex.

- Tính thanh toản cực kỳ cao và nhanh chóng: Bất kỳ thời điểm nào mà thị trường trong giờ hoạt động bạn đều có thể mua hoặc bán các loại tiền tệ khác nhau, và lệnh được khớp ngay lập tức (có thể hiểu là luôn luôn có người mua và cũng luôn luôn có người bán chờ sẵn)

- Là một thị trường không ngủ: Thời gian diễn ra các hoạt động sôi nổi trên thị trường forex là liên tục xuyên suốt 24h mỗi ngày và suốt 5 ngày mỗi tuần, thị trường chỉ đóng cửa vào thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ lớn mà thôi.

THÀNH PHẦN THAM GIA THỊ TRƯỜNG FX:

- Các ngân hàng trung ương (của các quốc gia hoặc của khối liên minh các quốc gia)
- Cục dữ trữ liên bang Mỹ - FED
- Các quỹ đầu tư
- Các ngân hàng thương mại
- Các nhà môi giới - Brokers
- Các nhà đầu tư cá nhân (như bạn, hoặc mình, hoặc các nhà đầu tư cá nhân đơn lẻ khác,...chúng ta thật nhỏ bé phải ko :))

CÁC CẶP TIỀN CHÍNH VÀ CÁC CẶP TIỀN CHÉO:

- Có 7 cặp tiền chính gồm: EUR/USD (Đồng Euro và Đô La Mỹ), GBP/USD (Bảng Anh), USD/JPY (Yên Nhật), AUD/USD (Úc), USD/CAD (Canada), NZD/USD (New zealand), và USD/CHF (Thụy sĩ). Những cặp tiền chính này được quan tâm nhiều nhất và khối lượng giao dịch cũng khủng nhất

- Các cặp tiền chéo là các cặp tiền giữa các đồng tiền các quốc gia với nhau mà không chứa đồng USD, ví dụ như EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, AUD/CAD,... Các cặp tiền chéo có khối lượng giao dịch ít hơn các cặp chính (nhưng khối lượng cũng rất lớn nha)

- Tổng cộng cả cặp tiền chính và chéo sẽ gồm có 28 cặp tiền forex trên thị trường ngoại hối thường xuyên được giao dịch.

CHÊNH LỆCH GIÁ - SPREAD:

- Khoảng chênh lệch giá - hay còn gọi là Spread - là khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán (bidask) tại 1 thời điểm, đơn vị tính chênh lệch giá là đơn vị giao động nhỏ nhất của giá - được gọi là Pip. Ví dụ tại thời điểm hiện tại 13 giờ 47 phút ngày 7/9/2017 (theo múi giờ Việt Nam GMT+7) cặp tiền tệ EUR/USD trên sàn giao dịch Fxpro có giá niêm yết là 1.1924 và 1.1925, Vậy Spread là = 1.1925 - 1.1429 = 1 pip. Điều này có nghĩa là nếu bạn vào lệnh mua ngay thì bạn sẽ mua ở giá 1.1925 và bán ngay lập tức (khi chưa có biến động về giá) thì bạn sẽ bán ra 1.1924 và bạn sẽ lỗ ngay 1 pip. Bạn sẽ dễ dàng hình dung Spread khi nhìn vào bảng giá niêm yết giá vàng tại các tiệm bán vàng ở chợ hay ở các mặt phố, trên bảng họ luôn ghi giá bán và giá mua tại cùng 1 thời điểm, sự chênh lệch đó chính là Spread mà chúng ta đang nói tới. 

- Sau khi hiểu về Spread thì khi giao dịch bạn sẽ cần tìm những nhà môi giới (Forex Broker) có mức Spread càng thấp càng tốt, vì khi Spread thấp thì chi phí cho mỗi giao dịch của bạn sẽ giảm đi. Mức spread trung bình hiện nay tại các sàn forex với các cặp tiền chính sẽ giao động quanh mức 1 đến 2 pip còn các cặp tiền chéo sẽ giao động quanh mức 2-4 pip (như Fxpro, IcMarkets, FXCM, Forex.Com,...). Để tìm những sàn giao dịch có Spread thấp hơn thì bạn có thể lựa chọn những sàn như Dukascopy hoặc Pepperstone,...

ĐƠN VỊ GIAO ĐỘNG NHỎ NHẤT CỦA GIÁ - PIP

- Pip là viết tắt của cụm từ "Percentage In Point" - điểm phần trăm - đây là đơn vị giao động nhỏ nhất của tỷ giá. Như ví dụ ở trên đã nêu: cặp tiền tệ EUR/USD trên sàn giao dịch Fxpro có giá niêm yết là 1.1924 và 1.1925, Vậy Spread là = 1.1925 - 1.1429 = 1 pip

- Lưu ý khi nhìn vào bảng giá niêm yết thường nhà môi giới sẽ ghi thêm 1 con số nhỏ ở phía sau cùng của giá, bạn có thể hiểu đó như số lẻ (giống con số sau dấu phẩy) của giá, và nó cũng có giá trị tính spread và tính pip. Ví dụ với cặp EUR/USD niêm yết là 
1.19243 
và 
1.19256 
vậy spread chính xác ở đây là 1.3 pip bạn nhé. Nắm được spread và pip bạn sẽ tính được chính xác số tiền có thể lời hoặc lỗ khi vào 1 lệnh giao dịch cụ thể.

ĐIỂM VÀO, CHỐT LỜI VÀ DỪNG LỖ:

- Điểm vào lệnh là mức giá tại đó lệnh của bạn được mở khớp

- Điểm chốt lời là mức giá tại đó lệnh của bạn được đóng lại, tại đó bạn đã đạt được kỳ vọng hoặc chấp nhận mức lợi nhuận có được của 1 lệnh cụ thể

- Điểm dừng lỗ là mức giá tại đó lệnh của bạn được đóng lại, tại đó bạn đã chấp nhận mức thua lỗ phải chịu của 1 lệnh cụ thể

- Bạn có thể mở lệnh (vào lệnh) hoặc đóng lệnh bằng tay tùy biến tương ứng với giá thị trường tại thời điểm bạn vào, hoặc có thể mở lệnh chờ sẵn (lệnh sẽ khớp tự động sau thời điểm bạn đặt lệnh chờ). Cụ thể sẽ có ở phần dưới

LỆNH THỊ TRƯỜNG, LỆNH CHỜ LIMIT VÀ STOP:

- Đây là 3 hình thức vào lệnh (còn gọi là mở 1 vị thế), với lệnh thị trường - là lệnh bạn vào 1 cách thủ công bằng tay và giá khớp lệnh chính là giá ngay tại thời điểm bạn vào lệnh. Ví dụ như cặp EUR/USD nêu trên thì nếu tại thời khắc có giá đó bạn vào 1 lệnh mua thì giá khớp sẽ là 1.19256, hoặc bạn vào 1 lệnh bán thì giá khớp sẽ là 1.19243.

- Lệnh chờ limit: Là lệnh được bạn đặt tự động, nó sẽ được khớp tự động sau khi bạn đặt lệnh và tại 1 mức giá bạn quy định trước. Với lệnh Limit sẽ phân chia thành 2 trường hợp sau:

   + Buy limit: Đây là lệnh chờ mua NẾU GIÁ SẼ GIẢM XUỐNG THẤP HƠN GIÁ LÚC BẠN ĐẶT LỆNH VÀ CHẠM TỚI ĐIỂM VÀO LỆNH THÌ SẼ KHỚP. Ví dụ như EUR/USD có giá 1.19243 và 1.19256 - Tại đó bạn đặt 1 lệnh chờ khớp Mua (buy limit) tại 1.19143 thì NẾU GIÁ GIẢM XUỐNG tới giá 1.19143 thì lệnh của bạn sẽ khớp mua (giảm 10 pip sẽ khớp, kỳ vọng giá tăng trở lại)

   + Sell limit: Đây là lệnh chờ bán NẾU GIÁ SẼ TĂNG LÊN CAO HƠN GIÁ LÚC BẠN ĐẶT LỆNH VÀ CHẠM TỚI ĐIỂM VÀO LỆNH THÌ SẼ KHỚP. Ví dụ như EUR/USD có giá 1.19243 và 1.19256 - Tại đó bạn đặt 1 lệnh chờ khớp Bán (sell limit) tại 1.19343 thì NẾU GIÁ TĂNG LÊN tới giá 1.19343 thì lệnh của bạn sẽ khớp bán (tăng 10 pip sẽ khớp, kỳ vọng giá giảm trở lại)

Lệnh chờ Stop: Là lệnh được bạn đặt tự động, nó sẽ được khớp tự động sau khi bạn đặt lệnh và tại 1 mức giá bạn quy định trước. Với lệnh Stop sẽ phân chia thành 2 trường hợp sau:

   + Buy stop: Đây là lệnh chờ mua NẾU GIÁ SẼ TĂNG LÊN CAO HƠN GIÁ LÚC BẠN ĐẶT LỆNH VÀ CHẠM TỚI ĐIỂM VÀO LỆNH THÌ SẼ KHỚP. Ví dụ như EUR/USD có giá 1.19243 và 1.19256 - Tại đó bạn đặt 1 lệnh chờ khớp Mua (buy stop) tại 1.19443 thì NẾU GIÁ TĂNG LÊN tới giá 1.19443 thì lệnh của bạn sẽ khớp mua (tăng 20 pip sẽ khớp, kỳ vọng giá tiếp tục tăng nữa)

   + Sell stop: Đây là lệnh chờ bán NẾU GIÁ SẼ GIẢM XUỐNG THẤP HƠN GIÁ LÚC BẠN ĐẶT LỆNH VÀ CHẠM TỚI ĐIỂM VÀO LỆNH THÌ SẼ KHỚP. Ví dụ như EUR/USD có giá 1.19243 và 1.19256 - Tại đó bạn đặt 1 lệnh chờ khớp bán (sell stop) tại 1.19043 thì NẾU GIÁ GIẢM XUỐNG tới giá 1.19043 thì lệnh của bạn sẽ khớp bán (giảm 20 pip sẽ khớp, kỳ vọng giá tiếp tục giảm nữa)

LỊCH CÁC PHIÊN GIAO DỊCH TRONG NGÀY:

Để biết tại thời điểm hiện tại hay vào giờ nào trong ngày sẽ diễn ra các phiên giao dịch nào, bạn sẽ không cần phải ghi nhớ lịch cố định hay lịch thay đổi theo mùa trong năm. Chỉ 1 click duy nhất bạn sẽ có ngay lịch trình các phiên giao dịch Forex trong ngày bằng cách xem ở trang này: https://stocktime.ru

Trên đây là 1 số khái niệm cơ bản trong Forex. Ở các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ lần lượt tiếp cận đến công cụ phần mềm giao dịch Forex phổ biến nhất là MetaTrader 4 (MT4) sau đó sẽ lần lượt nghiên cứu tới phần trọng tâm nhất là Phân Tích Kỹ Thuật - là con đường duy nhất mình lựa chọn để chinh phục Forex (lý do chọn Phân Tích Kỹ Thuật xem ở đây bạn nhé: https://www.caphile.com/2017/08/vi-sao-chon-phan-tich-ky-thuat.html)

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này, mình tin rằng nếu bạn đã đọc bài này thì bạn đã xác định bước đi trên con đường Forex đầy chông gai này. Hy vọng những bài viết của mình sẽ góp thêm động lực và mang lại chút gì đó hữu ích cho chặng đường của bạn. Hãy tiếp tục đón đọc các bài tiếp theo nha :)

Trân trọng,
CaPhiLe.Com

No comments:

Post a Comment