Sau khi hiểu rõ vai trò của khối lượng trong PTKT ở bài viết trước (https://www.caphile.com/2017/09/volume-ngon-hai-dang-hoan-hao.html). Hôm nay mình xin chia sẻ tất cả những mẫu hình tinh túy nhất của khối lượng, tất cả gồm 31 mẫu hình. Nắm rõ và áp dụng được nó 1 cách hợp lý thì mình tin là bạn đã có thể nâng cao "công lực" của mình lên 1 mức cao hơn.
Sau đây là toàn bộ 31 mẫu hình kèm theo diễn giải ngắn gọn theo cách của mình:
Mẫu hình 1: Xác nhận giá tăng bằng khối lượng gia tăng mạnh khi break khỏi vùng sideway, mẫu này gần giống với mô hình Cốc - Tay Cầm kinh điển hoặc mô hình lá cờ hay mô hình tam giác... tuy nhiên tất cả đều phải biểu hiện bằng tín hiệu breakout kèm khối lượng giao dịch tăng thì mới đủ tin cậy. Hình ảnh dưới còn thể hiện cả đường trung bình, khi giá đi ngang tiệm cận đường trung bình thì bật tăng phá vỡ thế trận xác nhận xu hướng up mạnh
Mẫu Hình 2: Diễn biến của khối lượng theo xu hướng bằng quy tắc Đồng Biến (xem thêm trong bài viết https://www.caphile.com/2017/09/volume-ngon-hai-dang-hoan-hao.html) thể hiện rõ nét, khi xu hướng đi xuống đã suy yếu thì giá giảm mà volume lại giảm dần chứng tỏ lực xuống đã yếu đi, sau đó lần lượt giá hồi lên thì volume lại tăng, và hồi xuống thì volume lại giảm chứng tỏ xu hướng đi lên đã bắt đầu hình thành trở lại. Với 1 thế trận như vậy chúng ta chỉ cần đợi 1 tín hiệu breakout xác nhận là có thể bắt đầu đánh lên theo xu hướng mới với những ai đánh theo xu hướng, hoặc cân nhắc chốt lời nếu đang giữ lệnh sell dài theo xu hướng cũ, hoặc có thể vào lệnh mua sớm với những ai giao dịch ngược xu hướng (hãy nhớ nếu bạn theo phong cách giao dịch ngược xu hướng thì cũng không có gì là mạo hiểm khi điểm vào lệnh là nơi xu hướng đã suy yếu)
Mẫu hình 3: Ở mô hình khối lượng này thì volume đi thuận theo xu hướng, tức là giá lên thì volume tăng, nhưng khi giá giảm volume lại giảm xuống, ở tình huống vậy nếu nhìn độc lập 1 khung giờ này sẽ rất khó đánh giá và dự đoán. Vì thông thường giá giảm mà volume giảm chứng tỏ lực giảm đó là yếu, vậy nên với 1 hình ảnh như vậy sẽ khó kết luận đây là cú đảo trend, hay chuyển qua sideway, hay chỉ là 1 cú hồi trước khi tăng trở lại,...tất cả chỉ được kết luận chính xác hơn qua việc kết hợp thêm khung thời gian lớn hơn.
Mẫu hình 4: Tại mẫu hình volume này khi giá tạo thành các đỉnh mới A, B, C, nhưng volume suy yếu dần do vậy đây là tín hiệu có thể xu hướng tăng đã kết thúc và sắp xảy ra đảo chiều
Mẫu hình 5: Giá điều chỉnh tăng sau khi xu hướng giảm đã hình thành và khối lượng giảm chứng tỏ xu hướng giảm được xác lập, điểm kết thúc đảo chiều ở mô hình giá này tương đồng với mẫu hình Vai - Đầu - Vai huyền thoại.
Mẫu hình 6: Tương tự mẫu số 5, sau khi điều chỉnh xong giá giảm mạnh và volume tăng lên cho thấy xu hướng giảm là hiển nhiên
Mẫu hình 7: Một lần nữa trên mẫu hình này thể hiện Quy Tắc Đồng Biến ở cả 2 thị trường tăng và giảm giá
Mẫu hình 8: Giá tăng thiết lập đỉnh và volume cũng tạo thành 1 đường cong dốc tương ứng
Mẫu hình 9: Khối lượng giao dịch lên cực điểm khi xu hướng giảm đạt cực đại, tại đây lượng bán ra đạt đỉnh điểm, sau đó giá thiết lập đáy, rồi Breakout và đảo chiều đi lên
Mẫu hình 10: Mô hình này cho thấy 1 tín hiệu rất đáng lưu ý tại khu vực đảo chiều xu hướng. Khi giá thiết lập đáy đầu tiên thì volume lên đến cực đại, sau đó giá test lại đáy lần nữa thì tại đáy 2 này khối lượng suy giảm mạnh. Đây là tín hiệu xác lập đáy khá tin cậy, còn gọi là mô hình 2 đáy với đáy sau volume giảm so với đáy trước.
Mẫu hình 11: Mẫu hình này thường gặp nhất, khi xu hướng đảo chiều thì giá phá vỡ đường trendline KÈM THEO VOLUME tại điểm phá vỡ (Breakout) tăng mạnh
Mẫu hình 12: Mẫu hình này cho tín hiệu phân phối tại đỉnh sau đó đảo chiều đi xuống
Mẫu hình 14: Riêng mẫu hình số 14 này có 2 trường hợp xảy ra, sau giai đoạn "nghỉ ngơi" (volume giảm xuống giá sideway trong 1 biên độ hẹp) thì giá có thể bứt phá đi lên hoặc đảo chiều đi xuống (hình ảnh ở dưới là đảo chiều đi xuống). Mẫu hình này cách sử dụng khá giống với các mẫu hình Tam giác, mô hình cờ đuôi nheo,...
Mẫu hình 15: Tương tự như các mẫu trên, đây là mẫu hình có thể nhận diện tín hiệu qua việc giá thiết lập đỉnh nhưng volume suy giảm chứng tỏ lực đi lên đã yếu và khả năng đảo chiều có thể được xem xét.
Mẫu hình 16: Giống với mẫu số 14, giá đi ngang trong biên độ hẹp (volume giảm) rồi Breakout cản trên của vùng sideway kèm khối lượng tăng mạnh để xác lập xu hướng tăng trở lại
Mẫu hình 17: Khối lượng suy giảm khi Breakout, chứng tỏ đây là 1 cú "Breakout giả", và giá lại quay đầu đi xuống
Mẫu hình 18: Đây mới là cú Breakout thật sự (volume tăng khi giá xuyên qua ngưỡng hỗ trợ (biên độ dưới của sideway)
Mẫu hình 19: Mẫu hình này cho ta 1 điểm vào lý tưởng sau khi giá breakout xác nhận xu hướng đi xuống, giá hồi về vùng phá vỡ để test cản trong khi volume suy giảm chứng tỏ tín hiệu đi xuống là xác nhận gần như tuyệt đối. Đây là mẫu hình với điểm vào lệnh (SELL) khi giá hồi về cản có độ tin cậy cao nhất và an toàn nhất mà mình từng được biết
Mẫu hình 19: Mẫu hình này cho ta 1 điểm vào lý tưởng sau khi giá breakout xác nhận xu hướng đi xuống, giá hồi về vùng phá vỡ để test cản trong khi volume suy giảm chứng tỏ tín hiệu đi xuống là xác nhận gần như tuyệt đối. Đây là mẫu hình với điểm vào lệnh (SELL) khi giá hồi về cản có độ tin cậy cao nhất và an toàn nhất mà mình từng được biết
Mẫu hình 22: Vùng giá mục tiêu của mô hình Vai - Đầu - Vai sau khi breakout
Mẫu hình 23: Mô hình Vai - Đầu - Vai đảo ngược và vùng giá mục tiêu. Lưu ý điểm Breakout luôn có tín hiệu volume tăng mạnh.
Mẫu hình 24: Mô hình 2 đỉnh với đỉnh 2 có volume suy giảm và vùng giá mục tiêu sau khi breakout
Mẫu hình 25: Mô hình 2 đáy, ngược lại với mô hình 2 đỉnh
Mẫu hình 26: Nếu đã đọc tới đây rồi thì giờ nhìn quá dễ hiểu phải không bạn
Mẫu hình 27: Tương tự, với điểm Breakout là điểm phá vỡ đường trendline
Mẫu hình 28: Ngược lại với mẫu số 26
Mẫu hình 29: Giá xác lập đáy bằng 1 đường cong tương ứng với volume
Mẫu hình 30: Giá xác lập đỉnh cũng với 1 đường cong
Mẫu hình 23: Mô hình Vai - Đầu - Vai đảo ngược và vùng giá mục tiêu. Lưu ý điểm Breakout luôn có tín hiệu volume tăng mạnh.
Mẫu hình 24: Mô hình 2 đỉnh với đỉnh 2 có volume suy giảm và vùng giá mục tiêu sau khi breakout
Mẫu hình 25: Mô hình 2 đáy, ngược lại với mô hình 2 đỉnh
Mẫu hình 26: Nếu đã đọc tới đây rồi thì giờ nhìn quá dễ hiểu phải không bạn
Mẫu hình 27: Tương tự, với điểm Breakout là điểm phá vỡ đường trendline
Mẫu hình 28: Ngược lại với mẫu số 26
Mẫu hình 29: Giá xác lập đáy bằng 1 đường cong tương ứng với volume
Mẫu hình 30: Giá xác lập đỉnh cũng với 1 đường cong
Mẫu hình 31: Mô hình kinh điển với độ tin cậy rất lớn - Mô hình Cốc - Tay Cầm. Lưu ý tín hiệu xác nhận luôn là Breakout kèm Volume tăng mạnh
Như vậy với 31 mẫu hình trên, mà đa số là các mẫu hình biểu hiện bằng tín hiệu khối lượng rất đáng tin cậy này, nếu áp dụng chúng nhuần nhuyễn thì việc phân tích và dự báo giá không còn là điều gì quá khó khăn nữa. Nếu bạn cảm thấy quá nhiều và "khó tiêu hóa" hết được thì hãy chọn lấy cho bản thân mình một vài mẫu hình mà bạn thấy thích cũng như đánh giá nó hiệu quả nhất để áp dụng.
Như vậy với 31 mẫu hình trên, mà đa số là các mẫu hình biểu hiện bằng tín hiệu khối lượng rất đáng tin cậy này, nếu áp dụng chúng nhuần nhuyễn thì việc phân tích và dự báo giá không còn là điều gì quá khó khăn nữa. Nếu bạn cảm thấy quá nhiều và "khó tiêu hóa" hết được thì hãy chọn lấy cho bản thân mình một vài mẫu hình mà bạn thấy thích cũng như đánh giá nó hiệu quả nhất để áp dụng.
Thông thường trong cuộc hành trình forex của đa số các trader, vấn đề volume chỉ được quan tâm thật sự vào những chặng cuối của hành trình, khi đó họ mới thấm hết được giá trị và tính hiệu quả của tín hiệu volume trong phân tích kỹ thuật khi áp dụng trong thị trường forex
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, mong nhận được nhiều góp ý và chia sẻ của bạn
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, mong nhận được nhiều góp ý và chia sẻ của bạn
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
A cho em xin tựa đề của cuốn sách gốc với ạ, trước em cũng có đọc qua nhưng lại quên mất tên, tks a !!!
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã đọc và quan tâm nội dung này. Mình cũng không để ý những hình ảnh này nằm trong cuốn sách nào, vì chỉ được chia sẻ những mẫu này qua tên gọi rất...kiếm hiệp là "Cửu Âm Chân Nến". Tuy nhiên sau khi search google thì kết quả là nó nằm trong cuốn sách mang tên: "Martin Pring On Price Patterns - The Definitive Guide To Price Pattern Analysis And Intrepretation". Bạn tìm đọc nó là có đủ nội dung nhé
DeleteEm cảm ơn a nhiều, mong anh có thêm nhiều bài viết chuyên sâu về volume bổ ích như thế này, về vol e thấy có phương pháp VSA cũng rất hay.
DeleteCảm ơn bạn, mình sẽ tham khảo thêm. Chào đón bạn thường xuyên ghé Blog để đọc các bài viết mới :)
DeleteAdd cho hỏi là trong mt4 chỉ báo volume
ReplyDeleteCó hiển thị riêng màu sắc riêng cho bên bán và mua vậy theo nguyên tắc đồng biến mình có xét riêng cho mỗi bên mua và bán này không?
Cảm ơn bạn, theo cá nhân mình thì không cần thiết xét riêng cho mỗi bên, và cũng đừng xét cụ thể volume cho mỗi phiên giao dịch riêng lẻ (mỗi cây nến) mà ta cần nhìn tổng quan 1 vùng giá ứng với biểu hiện nội lực của 1 vùng (volume tăng lên hay giảm xuống? cao hơn hay thấp hơn đáng kể so với mức giao dịch trung bình?...)
Delete