Việc đầu tiên cần nhớ điều quan trọng nhất trong việc đặt Stop Loss (SL) và Take Profit (TP) đó là: Bạn giao dịch tại khung thời gian (TF) nào thì cơ sở cho quyết định đặt 2 điểm SL và TP nên dựa theo TF đó.
Bài chia sẻ này thuộc kiến thức của Forex Cơ Bản, nội dung sẽ rất phù hợp với những người mới tham gia vào thị trường. Phương pháp này dựa trên nền tảng là phân tích kỹ thuật, do vậy nó cũng có thể áp dụng cho nhiều thị trường từ Forex, Gold, Chứng Khoán, cho đến Dầu, Cà Phê, Nông Sản,...
- Tóm gọn cho mẫu ví dụ này là nếu bạn bán thì bạn sẽ không bị dính SL rồi quay đầu đồng thời giá chưa chạm tới điểm đáy thấp nhất nhưng bạn vẫn đã TP.
- Phân tích thêm với điểm đáy số 8: Tại đây vào đêm cuối tuần 6/10/2017 theo giờ Việt Nam 19h30 (GMT+7) có ra 1 tin FOMC là tin rất mạnh nên giá co giật dẫn tới điểm số 8 là 1 cú Breakout giả. Giá quét SL đáy dưới sau đó lại phóng lên tạo đỉnh 9. Tại đây nếu ai đang có lệnh MUA mà đặt SL dưới đáy theo cách thông thường như trên thì sẽ bị quét SL 1 cách rất đáng tiếc, bạn nhớ để ý điều này nhé. Còn giá hiện tại đang ở vùng giữa thì chúng ta sẽ thiết lập 2 vùng cản mới: Cản trên vẫn giữ nguyên như đã phân tích ở trên (dung hòa của 1 và 3), còn cản dưới mới sẽ là đáy của điểm số 8 bạn nhé, 2 vùng này sẽ tạo thành 2 điểm SL và TP mới của bạn với khung TF H1 này.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SL VÀ TP:
- Bản chất của điểm đặt SL và TP không hề quyết định đến tỷ lệ LỢI NHUẬN : RỦI RO. Tỷ lệ R:R này cao hay thấp là do hệ thống giao dịch (system) và phong cách giao dịch của bạn. Mục đích của đặt SL và TP là để hạn chế mức thua lỗ thấp nhất nếu nhận định sai, tối đa hóa lợi nhuận nếu nhận định đúng, và để tránh các trường hợp như giá dính SL rồi quay đầu, hay việc ăn quá non (TP đặt quá gần), hoặc kỳ vọng lợi nhuận quá nhiều (điểm TP đặt quá xa) dẫn đến việc giá đi chưa tới TP mà quay đầu chạy ngược về SL...
- Nếu bạn là người giao dịch ngược xu hướng thì tỷ lệ R:R sẽ cao, bạn giao dịch khi sideway thì tỷ lệ R:R sẽ ở mức trung bình và ngược lại nếu thuận xu hướng thì tỷ lệ R:R sẽ ở mức thấp. Cái gì cũng có giá của nó cả, bạn có thể quan sát thị trường dưới góc nhìn cân bằng thì sẽ có những đánh giá khách quan hơn (xem thêm nội dung này tại bài viết Xu hướng và thuyết âm dương)
- Cách đặt SL và TP như trên thường là chính xác trong điều kiện thị trường bình thường. Còn với thời điểm xảy ra tin tức, nhất là các tin mạnh như Non-Farm hay FOMC thì bạn cần hết sức cẩn thận vì có thể sẽ bị quét SL do giá giật mạnh và có thể do sàn môi giới (Forex Broker) "tranh thủ tin mạnh" để giãn Spread nhằm quét SL của nhà đầu tư, nếu bạn vẫn giữ lệnh qua thời điểm ra tin tức mạnh thì nên tăng thêm mức độ nhiễu để tránh bị quét SL (dịch SL xa hơn mức cũ 1 đoạn nữa), ví dụ ở trên cũng minh họa rõ nét điều này
- Mức spread sẽ tùy thuộc vào sàn giao dịch nơi bạn mở tài khoản, còn độ nhiễu sẽ tùy thuộc vào khung thời gian mà bạn giao dịch cũng như tùy vào kinh nghiệm cá nhân bạn sau khi bạn áp dụng phương pháp này 1 thời gian sẽ tự đúc rút ra
Bài chia sẻ này thuộc kiến thức của Forex Cơ Bản, nội dung sẽ rất phù hợp với những người mới tham gia vào thị trường. Phương pháp này dựa trên nền tảng là phân tích kỹ thuật, do vậy nó cũng có thể áp dụng cho nhiều thị trường từ Forex, Gold, Chứng Khoán, cho đến Dầu, Cà Phê, Nông Sản,...
Và cách đặt SL và TP theo phương pháp của mình đang áp dụng nó rất đơn giản, sẽ chỉ gói gọn trong 2 từ: ĐỈNH - ĐÁY
Sau đây là diễn giải chi tiết quy trình khi vào lệnh với vai trò của SL và TP:
- Xác định khung thời gian giao dịch chính của bạn
- Sử dụng system để nhận diện tín hiệu forex khi nó xuất hiện
- Xác định các đỉnh và đáy gần nhất so với điểm dự kiến sẽ vào lệnh
- Cộng / trừ thêm mức chênh lệch spread và khấu hao thêm độ nhiễu của giá
- Đưa ra điểm chính xác của SL và TP
- Tính ra tỷ lệ LỢI NHUẬN : RỦI RO của lệnh (Tỷ lệ R:R)
- Nếu chấp nhận tỷ lệ R:R thì sẽ vào lệnh
- Nếu không chấp nhận tỷ lệ R:R thì sẽ bỏ ý định vào lệnh và tìm 1 cơ hội khác
Như vậy việc chọn điểm SL và TP sẽ quyết định đến việc có lựa chọn vào lệnh hay không trên cơ sở tỷ lệ R:R. Do vậy điểm SL và TP là cực kỳ quan trọng, và cách đặt SL và TP cần phải có độ chính xác cao.
Vì sao lại lựa chọn phương pháp ĐỈNH - ĐÁY để đặt SL và TP:
- Đỉnh và Đáy thông thường là các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ (mức cản), nó chính là các mức cản kỹ thuật
- Đỉnh và Đáy cũng thường là các mức cản tâm lý
- Đỉnh và Đáy biểu hiện cho 1 biên độ giao dộng hay 1 biên độ sóng (wave) trong thị trường có xu hướng, và biểu hiện cho 1 vùng giá đi ngang trong thị trường không có xu hướng (sideway)
- Khi giá chính thức phá vỡ (breakout thực sự) các Đỉnh và Đáy thì một biên độ mới thường được thiết lập và giá thường sẽ đi xa hơn đáng kể theo hướng breakout đó. Do vậy việc dừng lỗ (stop loss) tại đó là rất an toàn
- Khi giá di chuyển và tiệm cận vùng Đỉnh - Đáy thì thông thường sẽ có phản ứng (dù nhiều hay ít) tại cản đó và sẽ bị dội lại, do vậy vậy chốt lời (take profit) tại vùng đỉnh - đáy cũng là giải pháp rất an toàn
- Phương pháp nào cũng có những sai số nhất định, và phương pháp này cũng không ngoại lệ, tuy nhiên tỷ lệ sai số là thấp nhất trong các cách đặt SL và TP mà mình từng được biết và từng sử dụng qua. Bạn có thể từ từ kiểm chứng điều này xem nếu thấy phù hơp với bản thân thì hãy áp dụng, nếu không phù hợp thì chỉ coi đây như là nội dung để tham khảo.
CÁCH ĐẶT SL VÀ TP CỤ THỂ:
NẾU BUY:
- SL bằng ĐIỂM THẤP NHẤT CỦA ĐÁY trừ đi ĐỘ NHIỄU
- TP bằng ĐIỂM CAO NHẤT CỦA ĐỈNH trừ đi ĐỘ NHIỄU
NẾU SELL:
- SL bằng ĐIỂM CAO NHẤT CỦA ĐỈNH cộng thêm spread cộng thêm ĐỘ NHIỄU
- TP bằng ĐIỂM THẤP NHẤT CỦA ĐÁY cộng thêm spread cộng thêm ĐỘ NHIỄU
*** Spread: là mức spread trung bình trong điều kiện bình thường của cặp tiền giao dịch
*** Độ nhiễu: Là mức co giãn spread dự tính do biến động giá, cũng có thể là mức khấu hao khi sàn cố tình "ăn gian để quét SL", cũng có khi nó là mức biến động khi xảy ra cú "Breakout giả".
*** Đỉnh và Đáy: Là các mức cản có giá trị mà ở gần với giá hiện tại nhất
Thường cá nhân mình tự ước lượng độ nhiễu tại các khung TF mình hay giao dịch cụ thể là:
- Tại M15 khoảng 3-5 pip
- Tại H1 khoảng 5-10 pip
- Tại H4 khoảng 10-20 pip
- Tại D1 khoảng 20-40 pip
...
Các mức này cũng tùy thuộc cặp tiền mà bạn giao dịch, và phần nhiều theo thời gian tự bạn sẽ rút ra kinh nghiệm cho các mức này.
Vì sao lại lựa chọn phương pháp ĐỈNH - ĐÁY để đặt SL và TP:
- Đỉnh và Đáy thông thường là các ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ (mức cản), nó chính là các mức cản kỹ thuật
- Đỉnh và Đáy cũng thường là các mức cản tâm lý
- Đỉnh và Đáy biểu hiện cho 1 biên độ giao dộng hay 1 biên độ sóng (wave) trong thị trường có xu hướng, và biểu hiện cho 1 vùng giá đi ngang trong thị trường không có xu hướng (sideway)
- Khi giá chính thức phá vỡ (breakout thực sự) các Đỉnh và Đáy thì một biên độ mới thường được thiết lập và giá thường sẽ đi xa hơn đáng kể theo hướng breakout đó. Do vậy việc dừng lỗ (stop loss) tại đó là rất an toàn
- Khi giá di chuyển và tiệm cận vùng Đỉnh - Đáy thì thông thường sẽ có phản ứng (dù nhiều hay ít) tại cản đó và sẽ bị dội lại, do vậy vậy chốt lời (take profit) tại vùng đỉnh - đáy cũng là giải pháp rất an toàn
- Phương pháp nào cũng có những sai số nhất định, và phương pháp này cũng không ngoại lệ, tuy nhiên tỷ lệ sai số là thấp nhất trong các cách đặt SL và TP mà mình từng được biết và từng sử dụng qua. Bạn có thể từ từ kiểm chứng điều này xem nếu thấy phù hơp với bản thân thì hãy áp dụng, nếu không phù hợp thì chỉ coi đây như là nội dung để tham khảo.
CÁCH ĐẶT SL VÀ TP CỤ THỂ:
NẾU BUY:
- SL bằng ĐIỂM THẤP NHẤT CỦA ĐÁY trừ đi ĐỘ NHIỄU
- TP bằng ĐIỂM CAO NHẤT CỦA ĐỈNH trừ đi ĐỘ NHIỄU
NẾU SELL:
- SL bằng ĐIỂM CAO NHẤT CỦA ĐỈNH cộng thêm spread cộng thêm ĐỘ NHIỄU
- TP bằng ĐIỂM THẤP NHẤT CỦA ĐÁY cộng thêm spread cộng thêm ĐỘ NHIỄU
*** Spread: là mức spread trung bình trong điều kiện bình thường của cặp tiền giao dịch
*** Độ nhiễu: Là mức co giãn spread dự tính do biến động giá, cũng có thể là mức khấu hao khi sàn cố tình "ăn gian để quét SL", cũng có khi nó là mức biến động khi xảy ra cú "Breakout giả".
*** Đỉnh và Đáy: Là các mức cản có giá trị mà ở gần với giá hiện tại nhất
Thường cá nhân mình tự ước lượng độ nhiễu tại các khung TF mình hay giao dịch cụ thể là:
- Tại M15 khoảng 3-5 pip
- Tại H1 khoảng 5-10 pip
- Tại H4 khoảng 10-20 pip
- Tại D1 khoảng 20-40 pip
...
Các mức này cũng tùy thuộc cặp tiền mà bạn giao dịch, và phần nhiều theo thời gian tự bạn sẽ rút ra kinh nghiệm cho các mức này.
DIỄN GIẢI CÁCH ĐẶT SL VÀ TP QUA VÍ DỤ SAU ĐÂY:
Ví dụ như cặp EUR/USD tại TF H1 giá ngày hôm nay 8/10/2017 có hình ảnh như sau:
- Nếu sau khi giá tạo đỉnh số 3 và đang đi xuống, tại đây bạn đã có thể xác định được đáy gần nhất là 2, và đỉnh gần nhất là 3, vậy khi đó chúng ta sẽ có 2 VÙNG CẢN là cản trên và cản dưới như 2 vùng tô màu xanh nhạt trên hình. Lưu ý CẢN là 1 VÙNG do vậy cần dung hòa được các điểm cản với nhau để tạo thành 1 vùng cản. Và chúng ta dễ dàng nhận thấy tại 1 có 1 đỉnh nhỏ gần với 3, do vậy 2 đường này sẽ tạo thành 1 vùng cản trên.
- Nếu sau khi giá tạo đỉnh 3, khi đó bạn vào lệnh MUA, dĩ nhiên bạn phải đặt SL dưới đáy cũ là điểm 2, cụ thể điểm SL cần đặt sẽ là 1.16956 trừ đi 10 pip (ví dụ lấy độ nhiễu là 10 pip) sẽ bằng 1.16856. Điểm TP sẽ bằng vùng đỉnh của 1 và 3 trừ đi độ nhiễu, tức là 1.17790 trừ đi 10 pip sẽ bằng 1.17690. Như vậy lệnh MUA sau khi giá tạo đỉnh 3 thì lệnh sẽ được TP tại 4. Nếu bạn mua sau điểm 4 sẽ TP tại 5, mua sau 5 sẽ TP tại 6, và mua sau điểm 6 sẽ dính SL ở đoạn giữa của 7 và 8.
- Nếu sau điểm 3 bạn vào lệnh BÁN, dĩ nhiên bạn sẽ phải đặt SL trên đỉnh cũ là điểm dung hòa của 1 và 3, cụ thể điểm SL cần đặt sẽ là 1.17790 cộng spread (2 pip chẳng hạn) cộng thêm cả độ nhiễu 10 pip (ví dụ lấy độ nhiễu là 10 pip) vậy sẽ bằng 1.17910. Còn điểm TP sẽ bằng đáy 2 cộng spread cộng độ nhiễu, tức là bằng 1.16956 cộng 2 pip cộng 10 pip, vậy là điểm TP sẽ bằng 1.17076. Như vậy với lệnh Bán sau điểm 3 thì bạn sẽ không bị dính SL tại 4, tại 5 và cả tại 6, sau đó lệnh sẽ được TP tại 7 (dù điểm thấp nhất đáy 7 cao hơn thấp nhất tại 2 nhưng bạn vẫn TP vì đã cộng độ nhiễu lên rồi).
- Nếu sau khi giá tạo đỉnh số 3 và đang đi xuống, tại đây bạn đã có thể xác định được đáy gần nhất là 2, và đỉnh gần nhất là 3, vậy khi đó chúng ta sẽ có 2 VÙNG CẢN là cản trên và cản dưới như 2 vùng tô màu xanh nhạt trên hình. Lưu ý CẢN là 1 VÙNG do vậy cần dung hòa được các điểm cản với nhau để tạo thành 1 vùng cản. Và chúng ta dễ dàng nhận thấy tại 1 có 1 đỉnh nhỏ gần với 3, do vậy 2 đường này sẽ tạo thành 1 vùng cản trên.
- Nếu sau khi giá tạo đỉnh 3, khi đó bạn vào lệnh MUA, dĩ nhiên bạn phải đặt SL dưới đáy cũ là điểm 2, cụ thể điểm SL cần đặt sẽ là 1.16956 trừ đi 10 pip (ví dụ lấy độ nhiễu là 10 pip) sẽ bằng 1.16856. Điểm TP sẽ bằng vùng đỉnh của 1 và 3 trừ đi độ nhiễu, tức là 1.17790 trừ đi 10 pip sẽ bằng 1.17690. Như vậy lệnh MUA sau khi giá tạo đỉnh 3 thì lệnh sẽ được TP tại 4. Nếu bạn mua sau điểm 4 sẽ TP tại 5, mua sau 5 sẽ TP tại 6, và mua sau điểm 6 sẽ dính SL ở đoạn giữa của 7 và 8.
- Nếu sau điểm 3 bạn vào lệnh BÁN, dĩ nhiên bạn sẽ phải đặt SL trên đỉnh cũ là điểm dung hòa của 1 và 3, cụ thể điểm SL cần đặt sẽ là 1.17790 cộng spread (2 pip chẳng hạn) cộng thêm cả độ nhiễu 10 pip (ví dụ lấy độ nhiễu là 10 pip) vậy sẽ bằng 1.17910. Còn điểm TP sẽ bằng đáy 2 cộng spread cộng độ nhiễu, tức là bằng 1.16956 cộng 2 pip cộng 10 pip, vậy là điểm TP sẽ bằng 1.17076. Như vậy với lệnh Bán sau điểm 3 thì bạn sẽ không bị dính SL tại 4, tại 5 và cả tại 6, sau đó lệnh sẽ được TP tại 7 (dù điểm thấp nhất đáy 7 cao hơn thấp nhất tại 2 nhưng bạn vẫn TP vì đã cộng độ nhiễu lên rồi).
- Tóm gọn cho mẫu ví dụ này là nếu bạn bán thì bạn sẽ không bị dính SL rồi quay đầu đồng thời giá chưa chạm tới điểm đáy thấp nhất nhưng bạn vẫn đã TP.
- Phân tích thêm với điểm đáy số 8: Tại đây vào đêm cuối tuần 6/10/2017 theo giờ Việt Nam 19h30 (GMT+7) có ra 1 tin FOMC là tin rất mạnh nên giá co giật dẫn tới điểm số 8 là 1 cú Breakout giả. Giá quét SL đáy dưới sau đó lại phóng lên tạo đỉnh 9. Tại đây nếu ai đang có lệnh MUA mà đặt SL dưới đáy theo cách thông thường như trên thì sẽ bị quét SL 1 cách rất đáng tiếc, bạn nhớ để ý điều này nhé. Còn giá hiện tại đang ở vùng giữa thì chúng ta sẽ thiết lập 2 vùng cản mới: Cản trên vẫn giữ nguyên như đã phân tích ở trên (dung hòa của 1 và 3), còn cản dưới mới sẽ là đáy của điểm số 8 bạn nhé, 2 vùng này sẽ tạo thành 2 điểm SL và TP mới của bạn với khung TF H1 này.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG SL VÀ TP:
- Bản chất của điểm đặt SL và TP không hề quyết định đến tỷ lệ LỢI NHUẬN : RỦI RO. Tỷ lệ R:R này cao hay thấp là do hệ thống giao dịch (system) và phong cách giao dịch của bạn. Mục đích của đặt SL và TP là để hạn chế mức thua lỗ thấp nhất nếu nhận định sai, tối đa hóa lợi nhuận nếu nhận định đúng, và để tránh các trường hợp như giá dính SL rồi quay đầu, hay việc ăn quá non (TP đặt quá gần), hoặc kỳ vọng lợi nhuận quá nhiều (điểm TP đặt quá xa) dẫn đến việc giá đi chưa tới TP mà quay đầu chạy ngược về SL...
- Nếu bạn là người giao dịch ngược xu hướng thì tỷ lệ R:R sẽ cao, bạn giao dịch khi sideway thì tỷ lệ R:R sẽ ở mức trung bình và ngược lại nếu thuận xu hướng thì tỷ lệ R:R sẽ ở mức thấp. Cái gì cũng có giá của nó cả, bạn có thể quan sát thị trường dưới góc nhìn cân bằng thì sẽ có những đánh giá khách quan hơn (xem thêm nội dung này tại bài viết Xu hướng và thuyết âm dương)
- Cách đặt SL và TP như trên thường là chính xác trong điều kiện thị trường bình thường. Còn với thời điểm xảy ra tin tức, nhất là các tin mạnh như Non-Farm hay FOMC thì bạn cần hết sức cẩn thận vì có thể sẽ bị quét SL do giá giật mạnh và có thể do sàn môi giới (Forex Broker) "tranh thủ tin mạnh" để giãn Spread nhằm quét SL của nhà đầu tư, nếu bạn vẫn giữ lệnh qua thời điểm ra tin tức mạnh thì nên tăng thêm mức độ nhiễu để tránh bị quét SL (dịch SL xa hơn mức cũ 1 đoạn nữa), ví dụ ở trên cũng minh họa rõ nét điều này
- Mức spread sẽ tùy thuộc vào sàn giao dịch nơi bạn mở tài khoản, còn độ nhiễu sẽ tùy thuộc vào khung thời gian mà bạn giao dịch cũng như tùy vào kinh nghiệm cá nhân bạn sau khi bạn áp dụng phương pháp này 1 thời gian sẽ tự đúc rút ra
- Phương pháp này cũng áp dụng cho trường hợp bạn giao dịch theo xu hướng và NUÔI LỆNH ăn dài. Cách áp dụng rất dễ dàng, ví dụ như bạn mua vào thì bạn chỉ đặt điểm SL ở dưới đáy, sau đó nuôi lệnh nếu giá break đỉnh tạo thành 1 biên độ mới thì HÃY CHỜ cho đến khi giá quay về test lại đỉnh đó 1 lần nữa và tiếp tục đi lên thì khi đó hãy dời SL lên đáy mới cao hơn (chính là đỉnh cũ đã break và đã test thành công)
- Nếu bạn là người giao dịch ngược xu hướng, và nơi bạn vào lệnh system cho tín hiệu đó chính là 1 đỉnh / đáy rồi. Thì bạn sẽ đặt SL tại chính khu vực bạn vào lệnh là được (nhớ tính cả spread và độ nhiễu là được).
Trên đây là phương pháp đặt Stop Loss và Take Profit mà cá nhân mình đang áp dụng và thấy nó là tối ưu nhất. Mong rằng nó sẽ giúp ích đôi chút cho các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hãy chia sẻ nội dung này nếu bạn thấy hữu ích cho những trader mới. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
- Nếu bạn là người giao dịch ngược xu hướng, và nơi bạn vào lệnh system cho tín hiệu đó chính là 1 đỉnh / đáy rồi. Thì bạn sẽ đặt SL tại chính khu vực bạn vào lệnh là được (nhớ tính cả spread và độ nhiễu là được).
Trên đây là phương pháp đặt Stop Loss và Take Profit mà cá nhân mình đang áp dụng và thấy nó là tối ưu nhất. Mong rằng nó sẽ giúp ích đôi chút cho các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hãy chia sẻ nội dung này nếu bạn thấy hữu ích cho những trader mới. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
thanks Ad
ReplyDeleteCảm ơn anh
ReplyDelete