Forex world

January 28, 2018

Hiểu Đúng Và Áp Dụng Price Action Trong Forex

Hiểu Đúng Và Áp Dụng Price Action Trong Forex là nội dung mình sẽ chia sẻ trong buổi chiều chủ nhật cuối tuần - hôm nay ngày 28/1/2018

Ngày hôm nay thật đặc biệt với không chỉ riêng cá nhân mình, mà nó cũng đặc biệt với mọi người hâm mộ bóng đá Việt Nam khi chúng ta hào hứng chào đón đội tuyển U23 trở về sau khi giành ngôi vị Á Quân tại giải U23 Châu Á. Cảm xúc mà đội bóng U23 VN mang lại trong hành trình đến vị trí á quân thật sự rất khó diễn tả, nó chứa đầy niềm vui - hạnh phúc và sự tự hào... bởi vậy mình sẽ ghi lại dấu ấn này tại đây để đánh dấu 1 khoảnh khắc đáng nhớ kể từ biết và xem bóng đá VN CHO - TỚI - BÂY - GIỜ.

Giờ bắt tay vào công việc chính, vì sao mình lại đặt tiêu đề cho bài viết này là "HIỂU ĐÚNG" về Price Action? Thực tế cách đây mấy năm, khi mới bắt đầu tìm hiểu Forex Là Gì rồi bắt đầu giao dịch Forex, mình cũng đã hiểu không chính xác về nó - khi đó mình nghĩ Price Action là 1 phương pháp giao dịch theo hành động giá và chủ yếu dựa vào 3 mô hình "kinh điển" là Pinbar, Fakey và Inside Bar. Nhưng thực tế sau 1 quá trình giao dịch, mình nhận thấy Price Action không phải là việc giao dịch thuần túy theo 3 mô hình này, nó cũng không phải là việc chúng ta sử dụng lồng ghép hay kết hợp 3 mô hình này với các thành phần khác trong hệ thống giao dịch của mình.



Và theo quan điểm cá nhân mình, Price Action thực tế nó CHỈ LÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA 1 HỆ THỐNG GIAO DỊCH CƠ BẢN - Hệ thống mà thành phần cấu thành của nó chỉ gồm 3 yếu tố: Trend (xu hướng) - Cản (kháng cự / hỗ trợ) - Và Volume (khối lượng).

Sau đây là những lý do mình đưa ra quan điểm như vậy:

- 3 Mẫu hình kinh điển của Price Action nói riêng, cũng như mọi cách đọc HÀNH ĐỘNG GIÁ thông qua sử dụng nến Candlestick nói chung... khi áp dụng ở mức độ chuyên sâu (mang tính chính xác cao hơn) thì không thể tách rời khỏi 3 yếu tố trên. Ví dụ 1 cây nến pinbar xuất hiện tại 1 khu vực giá không phải ở vùng cản thì chắc chắn độ tin cậy là không cao bằng nó xuất hiện tại vị trí là vùng cản. Hoặc 1 mẫu hình inside bar xuất hiện không kèm theo sự suy giảm của khối lượng thì xác suất để giá tiếp diễn theo xu hướng là thấp hơn so với trường hợp khối lượng suy giảm.

 - Khi soi chiếu các mẫu hình Price Action qua khung thời gian nhỏ hơn, chúng ta dễ dàng nhận thấy nó càng có sự liên hệ mật thiết với 3 yếu tố đã nêu. Ví dụ điểm vào lệnh của các mẫu hình Price Action luôn là điểm phá vỡ các mức giá cao nhất hoặc thấp nhất của mô hình, và khi soi chiếu qua khung thời gian nhỏ hơn ta sẽ thấy đó chính là điểm break out xác nhận đảo chiều của xu hướng (với các mẫu hình đảo chiều như mô hình vai đầu vai, hoặc mẫu hình 2 đỉnh, 2 đáy,...) hoặc điểm phá vỡ khỏi vùng giá hồi để tiếp diễn xu hướng chính (với các mẫu hình tiếp diễn). Và tại các điểm phá vỡ đó luôn kèm theo khối lượng giao dịch gia tăng, khi đó các điểm quan trọng đó đóng vai trò là các vùng cản có giá trị cả về mặt kỹ thuật lẫn tâm lý giao dịch.

- Khi bạn giao dịch với Price Action đủ lâu, và bạn hiểu về phân tích kỹ thuật đủ sâu, bạn sẽ dễ dàng lý giải mọi mẫu hình Price Action chỉ bằng 3 yếu tố cơ bản nhất của ptkt như mình đã nói ở trên gồm: Trend - Cản - Volume. Dù cho bạn lý giải 1 cây nến thuần túy đơn lẻ thì cũng dễ dàng nhìn ra tính logic và sự hợp lý của nó, tới đây bạn sẽ bắt đầu chặng đường đi ngược lại so với suốt quá trình bạn đã trải qua - đó là tìm về những gì đơn giản nhất + cơ bản nhất... nhưng cũng sẽ là hiệu quả nhất.

Vậy tóm lại, khi chúng ta đã quán triệt được những điều này, thì cụ thể ta sẽ áp dụng Price Action "theo cách nhìn mới" vào giao dịch hàng hóa nói chung hoặc trong Forex nói riêng như thế nào? Sau đây là vài gợi ý của cá nhân mình:

- Mỗi 1 cây nến candlestick chính là 1 biểu hiện của thị trường, nó là kết quả giao dịch của toàn thị trường, nó biểu hiện hết những yếu tố cả về kỹ thuật lẫn tâm lý, nó cũng phản ánh luôn cả thông tin. Nói như vậy không có nghĩa là mình phủ nhận 2 trường phái giao dịch theo phân tích cơ bản và giao dịch theo tin tức. Mình chỉ khẳng định rằng mỗi cây nến được vẽ nên trên biểu đồ nó là chân thực nhất, tiềm ẩn bên trong nó chứa những vấn đề gì là do cách mỗi nhà phân tích nhìn nhận và đánh giá nó mà thôi. Vậy rõ ràng NẾN CANDLESTICK KHÔNG BIẾT NÓI DỐI - đó là chân lý bất di bất dịch, vậy việc bạn giao dịch theo Price Action đơn giản chỉ là việc bạn đọc và hiểu từng cây nến của thị trường - chỉ đơn giản vậy mà thôi.

- Mẫu hình Price Action như mình đã nói nó chỉ là BIỂU HIỆN của hệ thống cơ bản nhất gồm 3 yếu tố Trend - Cản - Volume. Vậy khi bạn sử dụng thành thạo nó, thì việc bạn đọc các mẫu hình (ở khung lớn) hay việc bạn nhận biết các diễn biến thị trường (ở khung nhỏ) đều có giá trị như nhau. Nói đơn giản hơn thì nhìn 1 cây pinbar tại D1 cũng như nhìn 1 xu hướng tại khung M15 hoặc M30 mà thôi - Giá trị về mặt thông tin mà thị trường cung cấp cho chúng ta là như nhau, còn lại là cách sử dụng của mỗi người là khác nhau do vậy sẽ đem lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau

- Để sử dụng hiệu quả hơn Price Action, chắc chắn là bạn không nên tự đóng khuôn giới hạn cho bản thân chỉ có 3 mẫu hình "kinh điển" đã nêu, mà bạn cần rèn luyện và đọc hiểu mọi cây nến cũng như mọi mô hình (kể cả chưa từng xuất hiện trong lý thuyết) - MIỄN SAO NÓ ĐEM LẠI HIỆU QUẢ VÀ MANG VỀ LỢI NHUẬN CHO BẠN

- 1 bật mí rất quan trọng mang tính then chốt đúc rút từ kinh nghiệm xương máu của chính mình khi bạn giao dịch theo Price Action (mà bản thân mình chỉ gọi nó là giao dịch theo Candlestick) đó là bạn cần kết hợp 3 yếu tố trên với 2 yếu tố nữa đó là Timingkết hợp đa khung thời gian. Như vậy có thể tạm gọi bí kíp để giao dịch với 1 hệ thống đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất - bám sát vào lý thuyết PTKT sẽ gồm 5 yếu tố:

TREND - CẢN - VOLUME - TIMING - ĐA KHUNG

Nhiều người mới có thể đặt câu hỏi "timing trong forex là gì?", để diễn giải nó theo ngôn ngữ hàn lâm thì hơi khó, mình sẽ diễn giải nó đơn giản như trong câu nói nổi tiếng "Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa", vậy timing chính là yếu tố thiên thời trong câu nói đó, timing nói đến tính THỜI ĐIỂM phù hợp trong giao dịch, nó có liên quan mật thiết đến yếu tố chu kỳ (cycle). 

Ví dụ như nếu để ý bạn sẽ thấy trên khung thời gian M30 đa số các phiên giao dịch châu á (buổi sáng theo giờ VN) giá thường có phản ứng chạy ngược với xu hướng chính trên khung M30, còn phiên Âu (buổi chiều) nó hay chạy xuôi theo xu hướng M30. Vậy nếu bạn đang theo đuổi 1 hệ thống giao dịch bắt đỉnh đáy (bẻ trend) thì khi kết hợp với yếu tố timing thì bạn giao dịch vào phiên Á tỷ lệ win sẽ cao hơn là giao dịch vào phiên Âu hay phiên Mỹ,... Dĩ nhiên điều này không đúng tuyệt đối, nhưng nếu để ý bạn sẽ thấy xác suất nó chạy như vậy là khá cao đấy nhé. Và việc tìm hiểu và sử dụng timing như thế nào thì chỉ có sự trải nghiệm và tự đúc rút của chính bạn mới cho ra 1 kết quả tốt và phù hợp nhất với hệ thống giao dịch riêng của bạn mà thôi.

Vậy nếu áp dụng việc giao dịch Price Action bằng 5 yếu tố trên, thì sau đây là 1 ví dụ đơn giản nhất:

Tại D1 ngày hôm trước cho ta 1 cây nến Pinbar màu đen báo giảm sau 1 chuỗi tăng giá trước đó. Ta sẽ dùng ĐA KHUNG để xem xét tại W1 thì thấy cây pinbar D1 này nằm ở CẢN trên, qua H4 cũng cho thấy nó đụng kháng cự mạnh. Vậy dùng yếu tố TREND ta thấy trên M30 giá đã break phá vỡ xuyên qua đáy cũ 1 đoạn dài và báo hiệu giá đã đảo chiều xu hướng từ up thành down. Vậy phiên á chúng ta sử dụng TIMING nên sẽ chờ giá hồi lên vùng break out (giờ là ngưỡng kháng cự), khi quan sát giá hồi lên thì thấy VOLUME rất yếu ớt chứng tỏ lực đánh xuống là mạnh và rất rõ ràng, vậy điểm vào lệnh Sell sẽ ở vùng giá phá vỡ xu hướng là 1 quyết định HOÀN HẢO.

Trên đây là bài chia sẻ ngắn về quan điểm cũng như gợi ý áp dụng Price Action trong Forex. Bài viết có thể hơi trừu tượng với những trader mới, tuy nhiên hy vọng nó là dễ hình dung với những bạn đã giao dịch forex 1 thời gian. Mong rằng nó sẽ mang lại chút giá trị cho bạn đọc.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog, đọc và chia sẻ bài viết này. Hẹn gặp lại trong các bài tiếp theo nhé

Trân trọng,


No comments:

Post a Comment