Biểu đồ nến Nhật Bản Candlestick là lựa chọn tối ưu nhất trong phân tích kỹ thuật, bài viết này sẽ chia sẻ lý do vì sao nên sử dụng Candlestick
BIỂU ĐỒ LINE
Đây là dạng biều đồ cơ bản nhất, dễ sử dụng và phổ biến nhất. Tuy nhiên nó chứa quá ít thông tin trong bối cảnh nhu cầu ngày càng cao hơn trong lĩnh vực phân tích và dự báo biến động của giá cả. Với biểu đồ dạng line thì cơ sở để hình thành chỉ là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch, do đó những biến động diễn ra trong phiên giao dịch đó sẽ không được thể hiện, cũng vì vậy nên kết quả phân tích sẽ không phản ánh hết thông tin. Với biểu đồ line để phân tích sâu hơn về giá thì không đơn thuần bạn chỉ xem xét mức giá của biểu đồ mà bạn sẽ cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác, như độ dốc của đường line (để nhận biết xung lực), xem xét tới biên độ chạy của đường line cũng như mật độ dao động tại các vùng giá quan trọng (ngưỡng cản)... Những mục đích này với biểu đồ line thì sẽ cần nhiều thời gian phân tích hơn là 2 dạng biểu đồ bar chart và candlestick
BIỂU ĐỒ BAR CHART
Với biểu đồ dạng bar chart (then chắn) thì tính hiệu quả được nâng lên 1 bậc so với biểu đồ line, đó chính là thông tin biến động giá cao nhất và giá thấp nhất TRONG 1 PHIÊN GIAO DỊCH được biểu hiện rõ (điều này biểu đồ line không có). Việc nắm bắt được giá cao và thấp nhất trong phiên giao dịch sẽ cho ta biết rõ diễn biến xảy ra trong phiên giao dịch, cho ta thấy rõ xung lực của thị trường đã bắt đầu có sự thay đổi hay chưa? Tâm lý thị trường đã bắt đầu có sự chuyển biến chưa? Đặc biệt hơn là giá có sự phản ứng thế nào khi đi vào các vùng quan trọng (ngưỡng cản - hỗ trợ hoặc kháng cự). Về mặt tính năng và lượng thông tin cung cấp thì biểu đồ then chắn cũng đầy đủ như biểu đồ candlestick
BIỂU ĐỒ CANDLESTICK - SỰ LỰA CHỌN TỐI ƯU NHẤT
Biểu đồ Candlestick - Còn gọi là đồ thị nến Nhật Bản (do người Nhật phát minh ra) là biểu đồ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Cũng bởi những ưu điểm quá vượt trội nên 1 nhà phân tích sử dụng biểu đồ sẽ không thể không sử dụng nó.
Cấu tạo của Nến Nhật Candlestick gồm thân nến và bóng nến, trong đó thân nến bằng khoảng cách của giá mở cửa và giá đóng cửa. Còn bóng nến gồm bóng nến dưới - là khoảng cách của giá thấp nhất tới thân nến, và bóng nến trên - là khoảng cách của giá cao nhất tới thân nến.
Biểu đồ candlestick cho ta biết tất cả thông tin từ việc kết thúc phiên giao dịch giá tăng hay giảm, giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất trong ngày. Nó cũng biểu hiện cho ta thấy nội lực của thị trường (mạnh hay yếu), và cả tâm lý thị trường (lưỡng lự, hay dứt khoát...). Tất nhiên biểu đồ then chắn cũng có thể cho ta biết những điều này nhưng không sinh động và dễ nhận biết như biểu đồ nến. Do đó biểu đồ nến sẽ cho ta HIỆU QUẢ PHÂN TÍCH CAO HƠN VÀ NHANH HƠN
Nhà phân tích sẽ dễ dàng nhận diện được tín hiệu từ thị trường qua các mẫu hình nến Nhật thông dụng như:
+ Nến có bóng trên và dưới đều ngắn: Lực tăng / giảm đang mạnh
+ Nến có bóng trên dài và bóng dưới ngắn: Tín hiệu đi xuống
+ Nến có bóng dưới dài và bóng trên ngắn: Tín hiệu đi lên
+ Nến doji (giá đóng cửa rất gần với giá mở cửa): Có 1 sự lưỡng lự của 2 phe mua và bán
+ ...
Các mẫu hình nến Nhật Bản được đúc rút ra sau 1 quá trình dài thống kê và áp dụng, thực sự nó rất đáng tin cậy nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách (Cụ thể sẽ được chia sẻ trong 1 bài viết khác). Với những trader chỉ giao dịch với nến Nhật (mà không dùng thêm bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác) sau 1 thời gian rèn luyện sẽ có được sự cảm nhận rất sát và độ nhạy cực kỳ tốt với biến động của thị trường.
Để minh họa cho những nội dung trên, mình đưa ví dụ sau:
+ Nến có bóng trên và dưới đều ngắn: Lực tăng / giảm đang mạnh
+ Nến có bóng trên dài và bóng dưới ngắn: Tín hiệu đi xuống
+ Nến có bóng dưới dài và bóng trên ngắn: Tín hiệu đi lên
+ Nến doji (giá đóng cửa rất gần với giá mở cửa): Có 1 sự lưỡng lự của 2 phe mua và bán
+ ...
Các mẫu hình nến Nhật Bản được đúc rút ra sau 1 quá trình dài thống kê và áp dụng, thực sự nó rất đáng tin cậy nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách (Cụ thể sẽ được chia sẻ trong 1 bài viết khác). Với những trader chỉ giao dịch với nến Nhật (mà không dùng thêm bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào khác) sau 1 thời gian rèn luyện sẽ có được sự cảm nhận rất sát và độ nhạy cực kỳ tốt với biến động của thị trường.
Để minh họa cho những nội dung trên, mình đưa ví dụ sau:
Ví dụ như biểu đồ cặp tiền EUR/USD khung thời gian D1 hiện tại 6/1/2018 với dạng biểu đồ line sẽ có hình ảnh như sau:
Giả sử giá tại dấu hỏi chấm (?), tại đó nếu chỉ sử dụng biểu đồ line chart thì sẽ là 1 sự lưỡng lự khi giá đang ở vùng giữa của 2 ngưỡng cản, chúng ta sẽ không biết giá sẽ đi xuống do phản ứng với vùng kháng cự trên, hay giá sẽ đi lên do phản ứng với ngưỡng hỗ trợ dưới. Nếu tiếp tục chờ đợi thì sau đó giá phá ngưỡng kháng cự và đi lên thì mới có thể xem xét vào lệnh Mua được.
Tuy nhiên, cũng với tình huống này, nếu phân tích dựa trên biểu đồ then chắn (bar chart) hoặc tối ưu nhất là biểu đồ Nến Nhật (Candlestick) thì thông tin thật sự rõ ràng và đầy đủ hơn:
Rõ ràng với đồ thị nến Nhật (Candlestick) thật sự nhìn sinh động hơn, rõ ràng hơn. Khi bóng trên của cây nến cách nến pinbar (ở chữ V) 1 cây đã đi vào vùng kháng cự và có phản ứng đi xuống nhẹ, tiếp sau đó là 1 cây nến doji thể hiện tâm lý lưỡng lự, và cuối cùng cây nến pinbar đã xuất hiện với bóng nến dưới dài phản ứng mạnh với vùng hỗ trợ dưới (giá đi xuống và bật lên ngay trong phiên giao dịch để đóng cửa gần với giá mở cửa). Cây nến pinbar đã đặt dấu chấm hết cho phe sell (bán), ngay sau cây nến pinbar này chúng ta đã có thể bắt đầu mua vào, và cây nến xanh ở mũi tên thứ 2 đã tăng vượt qua giá cao nhất của nến pinbar là lúc vào thêm lệnh mua, cuối cùng là cây nến xanh ở mũi tên thứ 3 đã tăng vượt qua vùng kháng cự để bứt phá tăng lên cũng là lúc lượng mua tăng vọt để đẩy giá đi lên rất mạnh mẽ.
Hoặc với diễn biến giá hiện tại sau khi đã bứt phá khỏi vùng kháng cự, giá hình thành nên 2 cặp nến đối xứng nằm ngang cho thấy tâm lý thị trường đang chững lại, phe mua đã giảm bớt áp lực lên phe bán, nếu để dự báo cho các phiên giao dịch tiếp theo thì an toàn nhất chúng ta sẽ chờ đợi giá sẽ quay về test lại vùng break (mũi tên thứ 3), nếu tại vùng break này (giờ đây nó được gọi là vùng hỗ trợ) giá có phản ứng mạnh mẽ (xuất hiện thêm lực mua lớn - biểu hiện qua các mẫu hình nến) thì ta mới xem xét mua vào
Tuy nhiên, cũng với tình huống này, nếu phân tích dựa trên biểu đồ then chắn (bar chart) hoặc tối ưu nhất là biểu đồ Nến Nhật (Candlestick) thì thông tin thật sự rõ ràng và đầy đủ hơn:
Hoặc với diễn biến giá hiện tại sau khi đã bứt phá khỏi vùng kháng cự, giá hình thành nên 2 cặp nến đối xứng nằm ngang cho thấy tâm lý thị trường đang chững lại, phe mua đã giảm bớt áp lực lên phe bán, nếu để dự báo cho các phiên giao dịch tiếp theo thì an toàn nhất chúng ta sẽ chờ đợi giá sẽ quay về test lại vùng break (mũi tên thứ 3), nếu tại vùng break này (giờ đây nó được gọi là vùng hỗ trợ) giá có phản ứng mạnh mẽ (xuất hiện thêm lực mua lớn - biểu hiện qua các mẫu hình nến) thì ta mới xem xét mua vào
Trên đây là một góc nhìn về vai trò của nến Nhật trong phân tích kỹ thuật, nó thực sự là 1 lựa chọn tối ưu cho mọi trader, sử dụng cho mọi thị trường từ forex tới kim loại quý, chứng khoán tới nông sản,...
Trong các bài viết tiếp theo mình sẽ lần lượt chia sẻ về các mẫu hình nến Nhật Bản và cách áp dụng một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog và mong nhận được góp ý chia sẻ từ bạn đọc.
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
Trong các bài viết tiếp theo mình sẽ lần lượt chia sẻ về các mẫu hình nến Nhật Bản và cách áp dụng một cách hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog và mong nhận được góp ý chia sẻ từ bạn đọc.
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
No comments:
Post a Comment