Hôm nay mình sẽ chia sẻ 3 Lý Do Nên Giao Dịch Theo Xu Hướng. Nội dung này cũng như 1 sự định hướng trong chiến lược xây dựng 1 hệ thống giao dịch cho mỗi trader
Do vậy ở đây mình chỉ dùng từ "nên" chứ không phải là "bắt buộc" giao dịch thuận xu hướng. Có nghĩa rằng bạn giao dịch thuận hay nghịch đều được, miễn là nó tạo ra những lệnh thắng và sinh ra lợi nhuận ổn định, nhưng nếu giao dịch theo xu hướng bạn sẽ có 1 số những lợi thế đáng cân nhắc hơn 1 chút, và điều này cũng góp phần định hướng trong chiến lược xây dựng hệ thống giao dịch riêng của bạn.
Cụ thể có 3 lý do chúng ta nên giao dịch theo xu hướng, gồm:
1. ĐỂ THAY ĐỔI 1 XU HƯỚNG LÀ ĐIỀU KHÔNG DỄ DÀNG VÀ CẦN CÓ THỜI GIAN:
Tất nhiên ta cần quán triệt rằng mỗi khung thời gian có 1 xu hướng riêng, do vậy với khung M1 thì việc 1 xu hướng được duy trì có khi chỉ ngắn ngủi trong vài giờ và bạn nghĩ rằng xu hướng thay đổi rất nhanh là 1 điều hết sức sai lầm, để hiểu đúng về nó ta hãy chỉ quan sát khung M1 và đếm thử xem trong vài giờ đó nó đã có đến hàng trăm cây nến M1 đã được tạo ra, mỗi cây nến M1 chính là 1 "phiên giao dịch đơn vị". Vậy với khung D1 để thay đổi 1 xu hướng thì ngắn cũng phải vài ba tháng, và dài có khi cả năm trời mới thay đổi được.
Tiếp tục chúng ta sẽ xem xét tới khía cạnh "giao dịch ngược xu hướng" - đây là việc vào lệnh giao dịch ngược với xu hướng hiện hữu đang diễn ra, và bản chất của việc giao dịch này là kiếm lợi nhuận DỰA TRÊN SÓNG HỒI ĐIỀU CHỈNH hoặc KỲ VỌNG XU HƯỚNG SẼ THAY ĐỔI. Nếu bạn giao dịch dựa trên sóng hồi điều chỉnh thì nó thực sự rất rủi ro, giống như việc bạn bơi ngược con sóng và sẽ nhanh chóng mất sức hoặc bị con sóng lớn dìm xuống bất chợt khi nào không hay. Còn nếu bạn giao dịch dựa trên sự kỳ vọng xu hướng thay đổi thì có sự an toàn hơn (khi có những tín hiệu đảo chiều rõ ràng xuất hiện), tuy nhiên sau khi bạn vào lệnh và xu hướng đã thay đổi đúng dự đoán rồi thì bạn chỉ ăn khúc đầu sau khi đảo chiều, còn nếu bạn tiếp tục giữ lệnh hoặc giao dịch tiếp theo cùng hướng ban đầu thì giờ đây bạn lại đang là người giao dịch thuận xu hướng (vì xu hướng mới đã thiết lập và bạn đang giao dịch theo đúng hướng đó).
Mình nói tới những điều này để nhấn mạnh với bạn rằng PHẦN LỚN THỜI GIAN THỊ TRƯỜNG SẼ CHẠY THEO 1 XU HƯỚNG RÕ RÀNG - GIAI ĐOẠN ĐẢO CHIỀU CHỈ XẢY RA TRONG PHẦN NHỎ THỜI GIAN
Để diễn giải điều này, mình đưa ra ví dụ về cặp tiền EUR/USD tại khung H4 (4 giờ) ngày 2/2/2018 như sau:
Nhìn vào biểu đồ, xu hướng tăng giá (uptrend) là quá rõ ràng, và nó đã tăng suốt mấy tháng nay rồi và HIỆN TẠI VẪN ĐANG LÀ XU HƯỚNG TĂNG. Vậy rõ ràng phần lớn thời gian là tăng giá. Nếu bạn giao dịch theo xu hướng thì chỉ có MUA và MUA mà thôi, dù bạn mua rồi chốt lời ngắn, sau đó lại mua vào dù giá cao hay thấp hơn giá đã chốt thì sau đó sớm muộn giá cũng vẫn tăng cao hơn giá bạn mua. Còn nếu bạn là người giao dịch ngược xu hướng thì bạn sẽ vẫn có lợi nhuận nếu vào đúng các con sóng hồi như AB, CD, EF, tuy nhiên rõ ràng nó chứa nhiều rủi ro hơn (nếu không chốt lời kịp thì sẽ bị quay đầu) đồng thời MỨC LỢI NHUẬN THU ĐƯỢC LÀ NGẮN HƠN so với giao dịch thuận xu hướng. Và quan trọng hơn cả là hãy nhìn bức tranh tổng thể, khoảng thời gian xảy ra "dấu hiệu có thể đảo chiều" (chứ chưa chắc đã đảo chiều) là rất rất ít, nó quá chênh lệch so với tổng thời gian giá chạy theo xu hướng tăng.
Vậy, giờ thì chúng ta có thể kết luận rằng: khi giao dịch thuận xu hướng là chúng ta đang giao dịch với phần lớn thời gian giá thị trường di chuyển, khi đó ta đang giao dịch với cái xác suất lớn hơn hẳn, do vậy sự an toàn và tỷ lệ chiến thắng là cao hơn rõ ràng.
Ví dụ vui thì giữa mùa hè đa số là nắng, thỉnh thoảng vẫn có mưa, nhưng giữa mùa hè mà canh me thời tiết để đem chậu ra sân chờ mưa hứng nước sẽ khó đạt mục đích hơn là đưa quần áo ra phơi :)
Vậy khi nào thì xu hướng thực sự mới thay đổi? Để trả lời câu hỏi này thì trong bài viết cách xác định chính xác xu hướng có đề cập đến rồi. Xu hướng sẽ thay đổi từ tăng thành giảm chỉ khi giá thiết lập đỉnh (bằng việc tạo các mô hình 2 đỉnh, 3 đỉnh, mô hình vai đầu vai,... ĐỒNG THỜI giá phải giảm và phá vỡ các đáy cũ 1 cách dứt khoát kèm theo khối lượng giao dịch gia tăng thì khi đó xu hướng mới thay đổi. Với xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng thì ngược lại.
Như ví dụ cặp tiền Forex EU ở trên tại khung H4 nếu sắp có đảo chiều từ mức giá hiện tại thì chỉ sau khi giá "xà quần" trên vùng đỉnh này rồi giảm mạnh phá vỡ 1 CÁCH DỨT KHOÁT (xin nhắc lại là giá phá vỡ DỨT KHOÁT) vùng đáy ở quanh điểm F, thì khi đó xu hướng trên H4 mới thay đổi. Còn hiện tại thì giá vẫn đang đi ngang trong thế TĂNG, tức là vẫn ưu tiên MUA khi giá thấp và bán chốt lời khi giá cao.
Như ví dụ cặp tiền Forex EU ở trên tại khung H4 nếu sắp có đảo chiều từ mức giá hiện tại thì chỉ sau khi giá "xà quần" trên vùng đỉnh này rồi giảm mạnh phá vỡ 1 CÁCH DỨT KHOÁT (xin nhắc lại là giá phá vỡ DỨT KHOÁT) vùng đáy ở quanh điểm F, thì khi đó xu hướng trên H4 mới thay đổi. Còn hiện tại thì giá vẫn đang đi ngang trong thế TĂNG, tức là vẫn ưu tiên MUA khi giá thấp và bán chốt lời khi giá cao.
2. TẠO TÂM LÝ ỔN ĐỊNH KHI PHÂN TÍCH:
Rõ ràng như đã chia sẻ ở trên, việc chúng ta xác định chính xác xu hướng, sau đó chỉ nương theo xu hướng mà giao dịch theo 1 chiều (tăng thì chỉ BUY và BUY, giảm thì chỉ SELL và SELL) cho đến khi xu hướng thay đổi thì ta lại chờ cho xu hướng mới thiết lập và xác nhận hoàn toàn, sau đó ta lại nương theo xu hướng mới đó để giao dịch...
Và đương nhiên, việc giao dịch thuận xu hướng như vậy mang lại cho trader 1 tâm lý rất ổn định khi phân tích, dự báo và cả khi giao dịch (vào ra lệnh), chúng ta sẽ không thấy bị rối tâm lý khi nhìn lệnh âm hay dương vì định hướng đã rõ ràng và chỉ việc giao dịch theo hướng đó thôi... Và khi tâm lý ổn định - kiên định thì sự sáng suốt cũng song hành, khi đó việc giao dịch forex không còn là áp lực hay căng thẳng, đó là tiền đề cho việc nâng cao dần hiệu quả, dẫn tới con đường thành công bền vững.
Và đương nhiên, việc giao dịch thuận xu hướng như vậy mang lại cho trader 1 tâm lý rất ổn định khi phân tích, dự báo và cả khi giao dịch (vào ra lệnh), chúng ta sẽ không thấy bị rối tâm lý khi nhìn lệnh âm hay dương vì định hướng đã rõ ràng và chỉ việc giao dịch theo hướng đó thôi... Và khi tâm lý ổn định - kiên định thì sự sáng suốt cũng song hành, khi đó việc giao dịch forex không còn là áp lực hay căng thẳng, đó là tiền đề cho việc nâng cao dần hiệu quả, dẫn tới con đường thành công bền vững.
3. CÓ THỂ THOÁT LỆNH HÒA NẾU GIÁ CHẠY SAI DỰ ĐOÁN:
Một điều cực kỳ quan trọng trong giao dịch là tìm đúng điểm dừng lỗ (Stop Loss) và chốt lời (Take Profit). Với 1 chiến lược giao dịch thuận xu hướng thì điểm dừng lỗ chính là điểm mà giá chính thức phá vỡ nó thì xu hướng sẽ thay đổi, còn điểm chốt lời thì có thể theo các mức cản, hoặc thậm chí ta có thể nuôi lệnh ăn dài... nuôi lệnh dương tới khi nào xu hướng chính thức thay đổi thì mới chốt lời.
Tuy nhiên, để diễn giải lợi thế của giao dịch nương theo xu hướng thì chúng ta sẽ giả sử như 1 lệnh vào mà không đặt SL hoặc TP, thì điều gì sẽ xảy ra với 2 trường hợp giao dịch THUẬN và NGHỊCH xu hướng?
Câu trả lời là:
Nếu giao dịch ngược xu hướng (còn gọi là "bẻ trend", hoặc bắt đỉnh bắt đáy MÀ KHÔNG CÓ CƠ SỞ), sau khi vào lệnh giả sử giá tiếp tục đi theo xu hướng cũ (sau khi vào sẽ âm tiền ngay) thì có nhiều trường hợp giá sẽ vĩnh viễn không thể quay về mức giá vào lệnh (để thoát hòa), hoặc nếu có thể quay về thì thời gian là RẤT RẤT LÂU (có khi hàng năm trời dù giao dịch theo khung H1 H4 đi chăng nữa...
Nếu giao dịch thuận xu hướng, sau khi vào lệnh giả sử giá quay đầu và đảo chiều xu hướng (sau khi vào sẽ âm tiền), thì khả năng giá sẽ hồi lại điểm đảo chiều (vùng giá break xác nhận đảo chiều) là rất cao, như vậy khả năng để thoát 1 lệnh hòa là rất cao và thời gian để giá quay đầu về test lại vùng đảo chiều là rất nhanh chóng...
Mình sẽ lấy 1 ví dụ như cặp tiền EU tại H4 ở trên:
Tuy nhiên, để diễn giải lợi thế của giao dịch nương theo xu hướng thì chúng ta sẽ giả sử như 1 lệnh vào mà không đặt SL hoặc TP, thì điều gì sẽ xảy ra với 2 trường hợp giao dịch THUẬN và NGHỊCH xu hướng?
Câu trả lời là:
Nếu giao dịch ngược xu hướng (còn gọi là "bẻ trend", hoặc bắt đỉnh bắt đáy MÀ KHÔNG CÓ CƠ SỞ), sau khi vào lệnh giả sử giá tiếp tục đi theo xu hướng cũ (sau khi vào sẽ âm tiền ngay) thì có nhiều trường hợp giá sẽ vĩnh viễn không thể quay về mức giá vào lệnh (để thoát hòa), hoặc nếu có thể quay về thì thời gian là RẤT RẤT LÂU (có khi hàng năm trời dù giao dịch theo khung H1 H4 đi chăng nữa...
Nếu giao dịch thuận xu hướng, sau khi vào lệnh giả sử giá quay đầu và đảo chiều xu hướng (sau khi vào sẽ âm tiền), thì khả năng giá sẽ hồi lại điểm đảo chiều (vùng giá break xác nhận đảo chiều) là rất cao, như vậy khả năng để thoát 1 lệnh hòa là rất cao và thời gian để giá quay đầu về test lại vùng đảo chiều là rất nhanh chóng...
Mình sẽ lấy 1 ví dụ như cặp tiền EU tại H4 ở trên:
Nếu giao dịch thuận xu hướng, đây là xu hướng tăng chúng ta sẽ buy vào ở các điểm 1, 3, 5, 6, 8, 10, 12, 14, 16. Và tất nhiên sẽ không nên buy ở các điểm KHÔNG PHẢI LÀ VÙNG GIÁ HỒI như 2, 4, 9, 11, 13, 15, 17
Giờ ta giả sử 1 người giao dịch thuận xu hướng buy vào ở 5 vì giá hồi xuống và nghĩ nó vẫn sẽ tăng do xu hướng chưa thay đổi, và giá giảm về 6 thì lệnh buy đã âm, nhưng giá nhanh chóng lên lại 7 (để test lại vùng break quanh giá 3) và tại 7 ta có thể hoàn toàn ra lệnh hòa. Sau đó thì giá hồi về 8 và bứt phá tiếp tục xu hướng tăng. Vậy câu hỏi là tại 6 xu hướng đã thay đổi hay chưa? vì nếu nhận định xu hướng đã thay đổi thì việc vào lệnh bán tại 7 là 1 quyết định không tồi chút nào. Xin trả lời rằng tại 6 xu hướng chưa hề thay đổi (được diễn giải cụ thể trong bài viết cách xác định chính xác xu hướng) mà chỉ khi giá phá vỡ đáy 1 một cách DỨT KHOÁT thì xu hướng khi đó mới thay đổi thực sự. Kể cả trong trường hợp nhận định này là sai, tức là cứ tạm cho rằng tại 6 xu hướng đã thay đổi và giá hồi lên 7 rồi sẽ cắm mạnh sâu xuống, thì việc vào 1 lệnh bán tại 7 về cơ bản là vẫn hơi sớm do xu hướng chưa xác lập 1 cách rõ ràng.
Giờ tiếp tục giả sử tại 7 sẽ có 1 lệnh bán với người giao dịch ngược xu hướng (chỗ này là bắt đỉnh có cơ sở bởi mô hình 2 đỉnh (2 và 4) đã thiết lập, đồng thời giá có break qua đáy 3 rồi, thì vào lệnh sell tại 7 cũng khá hợp lý, tuy nhiên giá chỉ giảm một đoạn ngắn về 8 rồi nhanh chóng tăng break qua 7 và tăng mãi tới tận bây giờ mà không hề có cú hồi nào về lại giá 7, vậy nếu ko ra kịp quanh quá 7 hoặc thậm chí nếu sell tại giá 8 thì đến tận bây giờ cũng chưa có giá hồi về để có thể ra hòa được.
Tương tự vậy, hiện tại ta sẽ có nhận định rằng giá hiện tại ở 17 với người giao dịch thuận xu hướng thì chỉ nên chờ đợi nếu giá bứt phá lên nữa thì chờ hồi về sẽ tiếp tục BUY, còn người giao dịch ngược xu hướng thì tại 17 có thể vào lệnh SELL nhưng nên ăn ngắn thì sẽ an toàn hơn. Trong trường hợp giá giảm phá vỡ đáy 14 và 16 một cách dứt khoát thì người giao dịch thuận xu hướng cũng chưa nên vào lệnh sell vội (vì xu hướng giảm vẫn còn yếu), mà hãy chờ đợi thêm sau khi giá hồi và tiếp tục giảm phá vỡ thêm đáy 10 và 12, khi đó trend giảm là rất rõ ràng và đã mạnh lên, khi đó chỉ việc chờ giá hồi lên để SELL và SELL theo xu hướng GIẢM.
Sau đây là vài gợi ý của cá nhân mình nếu bạn giao dịch theo xu hướng:
- Cần xác định chính xác khung thời gian chính của bạn, điều này dựa trên cơ sở là mục tiêu giao dịch của mỗi lệnh (bao nhiêu pip), thời gian giao dịch (dài hay ngắn)... Sau đó mới xác định chính xác xu hướng của khung thời gian chính đó làm cơ sở cho việc giao dịch
- Cần kết hợp thêm 2 khung thời gian: 1 khung lớn hơn và 1 khung nhỏ hơn, khung lớn hơn dùng để nhận biết những vùng có thể xảy ra khả năng đảo chiều trên khung chính, và khung nhỏ hơn dùng để tối ưu điểm vào lệnh
- Chỉ nên lựa chọn những trường hợp XU HƯỚNG RÕ RÀNG để giao dịch, với những trường hợp không rõ ràng thì không nên giao dịch, nên nhớ rằng với thị trường forex có tới hàng trăm loại hàng hóa, trong đó có 29 cặp tiền tệ và gold được rất nhiều nhà đầu tư giao dịch. Do vậy khi thấy có sự ko rõ ràng thì hãy chọn 1 cặp tiền khác (khó quá thì...bỏ qua nhé, đừng cố quá sẽ...quá cố đó)
- Trong 1 xu hướng tăng giá, khi giá tăng lên và hồi lại lần đầu thì đó là cơ hội tốt nhất để mua vào, cần thận trọng hơn trong trường hợp giá tạo 2 đỉnh bằng nhau và hồi lại (tạo chữ M) vì khi đó mua vào sẽ rủi ro hơn so với trường hợp đầu. Xu hướng giảm giá thì ngược lại.
Giờ ta giả sử 1 người giao dịch thuận xu hướng buy vào ở 5 vì giá hồi xuống và nghĩ nó vẫn sẽ tăng do xu hướng chưa thay đổi, và giá giảm về 6 thì lệnh buy đã âm, nhưng giá nhanh chóng lên lại 7 (để test lại vùng break quanh giá 3) và tại 7 ta có thể hoàn toàn ra lệnh hòa. Sau đó thì giá hồi về 8 và bứt phá tiếp tục xu hướng tăng. Vậy câu hỏi là tại 6 xu hướng đã thay đổi hay chưa? vì nếu nhận định xu hướng đã thay đổi thì việc vào lệnh bán tại 7 là 1 quyết định không tồi chút nào. Xin trả lời rằng tại 6 xu hướng chưa hề thay đổi (được diễn giải cụ thể trong bài viết cách xác định chính xác xu hướng) mà chỉ khi giá phá vỡ đáy 1 một cách DỨT KHOÁT thì xu hướng khi đó mới thay đổi thực sự. Kể cả trong trường hợp nhận định này là sai, tức là cứ tạm cho rằng tại 6 xu hướng đã thay đổi và giá hồi lên 7 rồi sẽ cắm mạnh sâu xuống, thì việc vào 1 lệnh bán tại 7 về cơ bản là vẫn hơi sớm do xu hướng chưa xác lập 1 cách rõ ràng.
Giờ tiếp tục giả sử tại 7 sẽ có 1 lệnh bán với người giao dịch ngược xu hướng (chỗ này là bắt đỉnh có cơ sở bởi mô hình 2 đỉnh (2 và 4) đã thiết lập, đồng thời giá có break qua đáy 3 rồi, thì vào lệnh sell tại 7 cũng khá hợp lý, tuy nhiên giá chỉ giảm một đoạn ngắn về 8 rồi nhanh chóng tăng break qua 7 và tăng mãi tới tận bây giờ mà không hề có cú hồi nào về lại giá 7, vậy nếu ko ra kịp quanh quá 7 hoặc thậm chí nếu sell tại giá 8 thì đến tận bây giờ cũng chưa có giá hồi về để có thể ra hòa được.
Tương tự vậy, hiện tại ta sẽ có nhận định rằng giá hiện tại ở 17 với người giao dịch thuận xu hướng thì chỉ nên chờ đợi nếu giá bứt phá lên nữa thì chờ hồi về sẽ tiếp tục BUY, còn người giao dịch ngược xu hướng thì tại 17 có thể vào lệnh SELL nhưng nên ăn ngắn thì sẽ an toàn hơn. Trong trường hợp giá giảm phá vỡ đáy 14 và 16 một cách dứt khoát thì người giao dịch thuận xu hướng cũng chưa nên vào lệnh sell vội (vì xu hướng giảm vẫn còn yếu), mà hãy chờ đợi thêm sau khi giá hồi và tiếp tục giảm phá vỡ thêm đáy 10 và 12, khi đó trend giảm là rất rõ ràng và đã mạnh lên, khi đó chỉ việc chờ giá hồi lên để SELL và SELL theo xu hướng GIẢM.
Sau đây là vài gợi ý của cá nhân mình nếu bạn giao dịch theo xu hướng:
- Cần xác định chính xác khung thời gian chính của bạn, điều này dựa trên cơ sở là mục tiêu giao dịch của mỗi lệnh (bao nhiêu pip), thời gian giao dịch (dài hay ngắn)... Sau đó mới xác định chính xác xu hướng của khung thời gian chính đó làm cơ sở cho việc giao dịch
- Cần kết hợp thêm 2 khung thời gian: 1 khung lớn hơn và 1 khung nhỏ hơn, khung lớn hơn dùng để nhận biết những vùng có thể xảy ra khả năng đảo chiều trên khung chính, và khung nhỏ hơn dùng để tối ưu điểm vào lệnh
- Chỉ nên lựa chọn những trường hợp XU HƯỚNG RÕ RÀNG để giao dịch, với những trường hợp không rõ ràng thì không nên giao dịch, nên nhớ rằng với thị trường forex có tới hàng trăm loại hàng hóa, trong đó có 29 cặp tiền tệ và gold được rất nhiều nhà đầu tư giao dịch. Do vậy khi thấy có sự ko rõ ràng thì hãy chọn 1 cặp tiền khác (khó quá thì...bỏ qua nhé, đừng cố quá sẽ...quá cố đó)
- Trong 1 xu hướng tăng giá, khi giá tăng lên và hồi lại lần đầu thì đó là cơ hội tốt nhất để mua vào, cần thận trọng hơn trong trường hợp giá tạo 2 đỉnh bằng nhau và hồi lại (tạo chữ M) vì khi đó mua vào sẽ rủi ro hơn so với trường hợp đầu. Xu hướng giảm giá thì ngược lại.
Trên đây là 3 lý do nên giao dịch thuận xu hướng, mong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Rất cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết, hẹn gặp lại trong các bài tiếp theo
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
Cảm ơn A, bài viết rất bổ ích
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã ghé thăm blog
Deletebài viết rất hay và hữu ích, chúc cả nhà win win
ReplyDeletethanks :)
Delete