Trend Và Cản là 2 yếu tố thường đóng vai trò then chốt trong hầu hết mọi hệ thống giao dịch của trader đi theo trường phái Phân Tích Kỹ Thuật. Vậy nếu so sánh giữa Trend Và Cản thì điều gì quan trọng nhất với bạn?
định). Còn Cản là các ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ, nó là biểu hiện rõ ràng và CÓ CƠ SỞ cho việc phản ứng của thị trường, trong đó chứa đựng cả yếu tố kỹ thuật lẫn tâm lý nhà đầu tư.
Nếu như chúng ta đang bị lạc lối trong 1 khu vực địa hình rộng lớn (lạc trong rừng, trên sa mạc,...) thì Xu hướng như chiếc la bàn giúp chúng ta tìm HƯỚNG ĐI AN TOÀN, còn Cản chính là các cột mốc trọng yếu trong 1 địa hình đó.
Dĩ nhiên khi ta kết hợp sử dụng cả trend và cản (cùng với nhiều yếu tố khác) vào trong hệ thống phân tích và giao dịch (mua bán ngoại tệ forex, giao dịch vàng, chứng khoán, dầu, nông sản...) thì nó sẽ mang lại tính hiệu quả cao. Tuy nhiên có rất nhiều trader (nhà giao dịch) chỉ phù hợp hoặc chỉ thích sử dụng 1 trong 2 yếu tố này (mà không phải là cả 2), hoặc trong 1 số trường hợp hệ thống giao dịch cho tín hiệu không tương đồng (thậm chí là mâu thuẫn) giữa 2 yếu tố đó, dẫn tới hệ quả là chúng ta phải lựa chọn sự ưu tiên 1 trong 2 mà thôi.
Rất nhiều tài liệu hay bài viết trên khắp các diễn đàn về phân tích kỹ thuật (PTKT) nói chung, cũng như giao dịch forex nói riêng đều cho rằng xu hướng (trend) là số 1 - là ưu tiên hàng đầu trong mọi hệ thống giao dịch.
Tuy nhiên, cá nhân mình cho rằng CẢN MỚI LÀ SỐ 1, sau đây là những lý do mình chọn lựa NGƯỠNG CẢN LÀ YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT TRONG PTKT:
1. KHÔNG CẦN TREND - CẢN VẪN CHẠY TỐT: Bất kể xu hướng ra sao, thì với việc giá đang ở ngưỡng cản chúng ta đã có thể ra quyết định giao dịch
Dù thị trường đang là trend tăng / trend giảm / hay là đi ngang, thì khi giá đi vào các vùng cản (kháng cự hoặc hỗ trợ) chúng ta đều có thể ra được quyết định giao dịch mua bán tại vùng cản.
Ví dụ trong 1 xu hướng tăng giá, nếu giá đang ở vùng hỗ trợ (cản dưới) chúng ta MUA để giao dịch thuận xu hướng, nếu giá đang ở vùng kháng cự (cản trên) chúng ta có thể BÁN để giao dịch ngược xu hướng. Với xu hướng giảm giá thì ngược lại. Còn với thị trường đi ngang thì rõ ràng việc mua tại hỗ trợ và bán tại kháng cự là điều quá hợp lý rồi không cần phải bàn cãi. Điều cuối cùng chỉ là chọn lọc và phân tích thêm các điều kiện phù hợp khác để ra quyết định giao dịch hay không và tại giá cụ thể nào mà thôi.
2. CÓ TREND - KHÔNG CÓ CẢN CŨNG KHÔNG THỂ CHẠY: Kể cả xu hướng có ủng hộ, nhưng giá chưa đi vào vùng cản chúng ta cũng chưa thể quyết định giao dịch
Với 1 người giao dịch thuận xu hướng, thì việc chờ để MUA là điều hiển nhiên, vậy trong 1 xu hướng tăng giá rõ ràng họ không thể mua với bất kỳ giá nào được, mà vẫn phải chờ đợi giá hồi về "vùng tới hạn" (nơi mà họ nhận định sẽ kết thúc điều chỉnh để bật tăng trở lại theo xu hướng), chính "vùng tới hạn" đó thường là các vùng cản (là vùng hỗ trợ trong xu hướng tăng). Nói cách khác thì giá cần 1 điểm tựa để bật trở lại theo xu hướng chính của thị trường. Thường sẽ ít có trader (kỳ cựu) nào lại vào lệnh ở 1 vùng "đồng không mông quạnh" - không có chút cơ sở nào để kích hoạt lệnh cả.
3. CẢN GIÚP TA TỐI ƯU HÓA TỶ LỆ R:R
Tỷ lệ R:R (RISK : REWARD = RỦI RO : LỢI NHUẬN) là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mọi hệ thống giao dịch, nó chính là trái tim của quản lý vốn. Nếu 1 hệ thống có mực R:R càng nhỏ thì mức độ an toàn cũng như khả năng thành công càng cao, tuy nhiên việc tính toán tỷ lệ R:R cũng cần phải xem xét tới TÍNH KHẢ THI của việc thực hiện. Giống như việc chúng ta không thể đưa ra tỷ lệ R:R = 1:100 (rủi ro 1 và lợi nhuận 100) áp dụng cho mức thực thi là 5 pip và 50 pip được. Vì khi vào lệnh thì xác suất giá co giật và dính SL (Stoploss) với mức 5 pip là rất rất cao - vậy là BẤT KHẢ THI.
Tuy nhiên, việc cân đối và tối ưu hóa tỷ lệ R:R sẽ rất tốt nếu chúng ta vào lệnh tại các vùng cản, vì khi giao dịch tại các ngưỡng cản thì mức SL (Dừng lỗ - Stop loss) thường sẽ đặt rất ngắn, còn TP (Chốt lời - take profit) sẽ khá dài, nói cách khác thì nếu lệnh thua ta sẽ thua ít, còn nếu lệnh thắng ta sẽ thắng nhiều.
4. GIAO DỊCH TẠI CẢN MANG LẠI TÂM LÝ GIAO DỊCH TỐT:
Chính vì lợi ích khi giao dịch tại các ngưỡng cản như sự tối ưu hóa tỷ lệ R:R, hay giao dịch được ở nhiều trạng thái của thị trường,... sẽ giúp cho tâm lý giao dịch của trader ổn định, có niềm tin, thoải mái và thảnh thơi hơn nhiều. Khi tâm lý giao dịch tốt sẽ thúc đẩy sự sáng suốt trong việc phân tích và ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn, từ đó giúp cho hệ thống vận hành hiệu quả hơn.
Trên đây là 4 lý do mình chọn CẢN là yếu tố then chốt hàng đầu trong mọi hệ thống giao dịch của trader đi theo phân tích kỹ thuật. Lời kết cho bài viết này, mình xin trích dẫn câu nói mà nhà bác học Acsimet từng nói: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên". Với riêng cá nhân mình thì CẢN chính là 1 điểm tựa hoàn hảo trong hệ thống giao dịch!
Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết này, mong nhận được nhiều góp ý và bình luận. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo
Trân trọng,
No comments:
Post a Comment