Hôm nay mình sẽ chia sẻ một phương pháp giao dịch với chỉ báo MACD theo cách "độc nhất vô nhị", nó là một bộ nhiều chiêu thức đa dạng và được sáng tạo duy nhất bởi người sư phụ của mình với nick name là NTC526244 (sau đây sẽ được gọi là "tác giả" của chiêu thức này).
Tất nhiên, trước khi đăng tải toàn bộ nội dung này, mình cũng đã xin phép và được tác giả đồng ý cho phép chia sẻ tới cộng đồng thông qua blog CaPhiLe.Com của mình. Với một mục đích duy nhất là mang lại giá trị hữu ích cho các trader Việt Nam, giúp cho một ai đó hữu duyên có thể hấp thụ và phát triển nó lên một tầm cao mới, tránh được các giao dịch thua lỗ cũng như gia tăng tỷ lệ chiến thắng. Và biết đâu đó bản thân mình cũng như tác giả sẽ được nhận lại những góp ý để có thể hoàn thiện hơn hệ thống giao dịch.
Trước khi đi vào những nội dung cụ thể, mình cùng quán triệt những điều sau đây:
- Tác giả đã tiếp cận, sử dụng và phát triển bộ chiêu thức MACD với tâm thế như một trader ngoại đạo và không hề đi sâu vào các yếu tố nội tại cấu thành nên chỉ báo kỹ thuật này, và để bảo lưu giá trị vốn có của nó, mình sẽ chia sẻ lại nguyên bản cũng như sử dụng nguyên văn các khái niệm, câu từ, và tên gọi của các yếu tố trong chiêu thức này. Nói đơn giản hơn thì mình sẽ không gọi là các "đường signal" hay "đường histogram"..., mà thay vào đó là các "đường cong đỏ" hoặc "đường sọc xanh"... Và cả các chiêu thức được sử dụng trong đó, nó cũng thật sự khác lạ, "phi lý thuyết" và được đúc kết từ trải nghiệm thực tế - mang tính chất dân dã và chú trọng đến thực chiến, trực quan, đặc biệt là không có bất kỳ rào cản gia nhập nào (tức là bất kỳ trader nào cũng có thể tiếp cận nó).
Trước khi đi vào những nội dung cụ thể, mình cùng quán triệt những điều sau đây:
- Tác giả đã tiếp cận, sử dụng và phát triển bộ chiêu thức MACD với tâm thế như một trader ngoại đạo và không hề đi sâu vào các yếu tố nội tại cấu thành nên chỉ báo kỹ thuật này, và để bảo lưu giá trị vốn có của nó, mình sẽ chia sẻ lại nguyên bản cũng như sử dụng nguyên văn các khái niệm, câu từ, và tên gọi của các yếu tố trong chiêu thức này. Nói đơn giản hơn thì mình sẽ không gọi là các "đường signal" hay "đường histogram"..., mà thay vào đó là các "đường cong đỏ" hoặc "đường sọc xanh"... Và cả các chiêu thức được sử dụng trong đó, nó cũng thật sự khác lạ, "phi lý thuyết" và được đúc kết từ trải nghiệm thực tế - mang tính chất dân dã và chú trọng đến thực chiến, trực quan, đặc biệt là không có bất kỳ rào cản gia nhập nào (tức là bất kỳ trader nào cũng có thể tiếp cận nó).
- Bản thân mình tuy được tác giả truyền thụ lại bằng 100% tâm huyết, tuy nhiên mức độ hấp thụ, trải nghiệm và áp dụng luôn khác nhau ở mỗi người (kể cả bạn đọc sau khi xem toàn bộ nội dung này cũng sẽ áp dụng nó không hề giống nhau), do đó cá nhân mình không dám đảm bảo mình truyền đạt lại hết 100% nội dung từ bộ chiêu thức này, tuy nhiên mình sẽ cố gắng chia sẻ sát nhất có thể với các ý niệm và cốt lõi của chiêu thức.
- Về mức độ hiệu quả của chiêu thức này, các bạn có thể tìm kiếm topic "Cuộc thi Fxpro Grand Prix lần 2" trên diễn đàn VangSaiGon cách đây mấy năm, với tài khoản ban đầu 200$ chỉ chưa đầy 1 tháng tác giả (với nick name NTC526244) đã giao dịch đạt đỉnh hơn 13.000$ - tức là tăng trưởng liên tục và nhân lên hơn 65 lần tài khoản (dù sau đó đã sẩy chân cháy vì full tài khoản) - và chỉ sử dụng duy nhất MACD. Còn với những trader nào hay tham gia các cuộc thi nước ngoài cũng có thể search với nickname này cũng dễ dàng tìm thấy các thành tích rất bá đạo mà tác giả đã từng tạo lập. Hoặc ai cần tham khảo thêm thì có thể hỏi những trader kỳ cựu trên diễn đàn VangSaiGon để kiểm chứng thông tin. Có 1 điều duy nhất là suốt chặng đường gần thập kỷ giao dịch forex thì tác giả chỉ xài duy nhất MACD và sử dụng nó theo cách không giống ai - độc nhất vô nhị - mà hôm nay mình sẽ chia sẻ lại cho các bạn cùng tham khảo với tên gọi chiêu thức "MACD-NTC526244".
- Một thực tế bất kỳ ai cũng sẽ thừa nhận là ở trên đời này không có gì là hoàn hảo, và hiển nhiên trong thị trường forex lại càng không. Do đó, dù luôn có niềm tin tuyệt đối vào chiêu thức, và nó cũng đã từng mang lại nhiều thành quả to lớn, nhưng thật sự nó vẫn còn thiếu 1 chút gì đó để hoàn thiện. Và với tâm thế chia sẻ - giao lưu - học hỏi, mình thay mặt tác giả để truyền đạt lại bộ chiêu thức này cũng với kỳ vọng có cơ duyên để tiếp thu thêm những góp ý từ các bạn, và chúng tôi rất trân trọng những góp ý đó.
- Có thể, với nhiều bạn đọc, sau khi xem toàn bộ nội dung này sẽ nhìn nhận nó cũng "bình thường" như bao hệ thống khác. Nhưng đối với chúng tôi - những người đã "ăn ngủ - và cả hít thở" cùng với MACD suốt chặng đường gần 1 thập kỷ qua, thì nó thật sự như 1 món bảo bối cần được trân trọng. Do đó, nếu bạn đọc có phản bác thông tin hay nội dung thì mong rằng hãy dùng những lời lẽ lịch sự và nhẹ nhàng, mang tính chất xây dựng, chúng tôi sẽ rất biết ơn bạn vì điều đó.
OK, giờ thì chúng ta bắt đầu, bộ chiêu thức này gồm các phần sau đây:
1. Hình thái của MACD-NTC526244:
Rất đơn giản, đầu tiên chúng ta chèn chỉ báo kỹ thuật MACD mặc định vào biểu đồ giá trên MT4, nó sẽ có hình dạng như dưới đây:
Các yếu tố cấu thành MACD vẫn được giữ nguyên số phiên mặc định là (12, 26, 9):
Trong phần màu sắc, chúng ta chỉnh "Main" về màu xanh da trời và nét liền mảnh, đường "Signal" màu đỏ mặc định và là nét liền:
Ở phần level chúng ta chèn thêm đường phân cách âm dương (mốc 0) với nét đứt và màu nhạt để dễ dàng trong phân tích:
OK, và đây là hình thái sau khi chỉnh, tất cả các chiêu thức với tên gọi MACD-NTC526244 sẽ chỉ sử dụng hình thái chỉ báo kỹ thuật duy nhất này:
2. Các khái niệm (tên gọi) của MACD-NTC526244:
Rất dễ dàng khi nhìn vào hình thái của chỉ báo này, tác giả đã đặt những tên gọi dân dã và dễ hiểu, gồm có:
- Đường "Cong Đỏ" - hay còn gọi tắt là "Cong": Trong chiêu thức này, cần lưu ý đến độ cong của đường cong này, nó là linh hồn của chiêu thức và như là tín hiệu quyết định cho mọi nhận định, phân tích và dự báo về hướng đi của giá.
- Đường "Sọc Xanh" - hay còn gọi tắt là "Sọc": Với đường sọc, chúng ta cần để ý đến phần mũi của sọc (đỉnh của cây sọc tính từ gốc là mốc 0), và mặc định khi nói đến sọc tức là nói tới mũi của sọc nhé. Điều quan trọng khi xem xét sọc là khoảng cách của sọc tới cong và vị trí tương quan của sọc so với cong.
- "Sọc Nhú": Là khi sọc có độ cao nhất định (không quá gần đường 0) bất kể là nằm dưới 0 hay trên 0 đều được, và sọc di chuyển từ khoảng giữa của cong đỏ với 0 di chuyển vượt ra và cắt đường cong đỏ, tạo thành các cây sọc nhú. Khi có hiện tượng sọc nhú thì thông thường giá sẽ hồi lại (có thể hồi tạm thời hoặc sẽ đảo chiều, tùy vào tình huống cụ thể, sẽ được đề cập ở phần dưới), tuy nhiên có 1 số trường hợp chiêu thức cũng chỉ ra tình huống nào sọc nhú thì "quẹo đi luôn" chứ không hồi lại, ví dụ hình dưới đây ở mũi tên đầu tiên và mũi tên thứ 4 thì xuất hiện sọc nhú nhưng giá quẹo lên hoặc đi ngang chứ không hồi xuống, còn 2 mũi tên ở giữa thì giá có sự hồi lại tương đối. Thông thường giao dịch theo tín hiệu này sẽ phù hợp cho các trader giao dịch ngược xu hướng (bắt đỉnh đáy).
- "Tích Sọc": Đây là hiện tượng sọc được tích lũy liên tục nằm ngoài vùng cong (theo phía đối xứng với 0) và đồng thời giá cũng di chuyển liên tục cùng hướng. Khi sọc được tích lũy nhiều và có tín hiệu từ đường cong sẽ xuất hiện khả năng giá hồi lại, ví dụ như ở hình dưới đây. Chúng ta cần lưu ý hiện tượng tích sọc chỉ xảy ra khi tối thiểu có khoảng 3-4 cây nến chạy cùng hướng và đồng thời sọc cũng không quá gần vùng 0:
- "Sọc Lún Xa Cong": Đây là hiện tượng ngược lại với tích sọc, có nghĩa là sọc nằm ở vùng giữa của cong và 0, khi sọc quá xa cong thì sẽ tạo thành lực hút cho nó di chuyển về gần với cong. Thông thường giao dịch theo hiện tượng này rất phù hợp cho các trader giao dịch theo xu hướng.
- "Giáp Mí": Đây đơn giản chỉ là cách gọi thay cho việc giao cắt của sọc và cong:
- "Quả Trứng": Đây là hiện tượng đường cong đỏ tạo độ cong về hướng 0 và bo tròn, đồng thời sọc (các mũi của sọc) cũng bo tròn theo hướng ngược lại, 2 độ cong đó bo vào nhau như tạo thành hình quả trứng (hình elip). Khi hiện tượng này xảy ra thì giá có 2 khả năng là có thể chạy tiếp theo hướng cong đỏ (tiến về 0) thậm chí có thể đảo chiều xu hướng (xuyên qua 0 và chạy tiếp như hình dưới), và khả năng thứ 2 là giá sẽ chạy ngược lại để sọc giáp mí và cắt lên cong tạo thành hình thái "sọc nhú" như đã mô tả ở trên. Việc phân tích tình huống và dự đoán khả năng di chuyển của giá sẽ phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích đa khung thời gian (được mô tả ở phần dưới).
- "Dấu Ngã": Đây là hình dạng di chuyển của đường cong, chúng ta cần lưu ý đường cong luôn di chuyển theo đúng cái tên của nó "luôn cong" - tức là không gấp khúc tạo thành các góc nhọn được. Ví dụ minh họa ở dưới đây là 2 dấu ngã di chuyển của đường cong (2 mũi tên đỏ là 2 đầu của dấu ngã).
- "Cong Quẹo đóng nắp": Đây là hiện tượng xảy ra sau khi tình huống sọc lún cong xa được chạy, có thể hình dung ban đầu là sọc lún => tới cong xa => và kết quả là giáp mí theo hướng ngược lại với vùng 0 (đóng nắp).
- "Nhịp sóng 1, 2, 3,...": Là cách gọi đơn giản khi cong và sọc đi qua vùng 0 (lên hoặc xuống) và giáp mí cắt nhau lần đầu (tạo sọc lún) được gọi là nhịp sóng 1 (nhịp 1), sau đó nếu giá tiếp tục theo hướng cũ và lại cắt nhau lần 2 tạo sọc lún thì là nhịp sóng 2... Nhịp sóng góp phần biểu hiện độ mạnh yếu của xu hướng và ảnh hưởng đến kết quả phân tích cũng như dự đoán của chúng ta.
3. Một số nguyên tắc cơ bản của MACD-NTC526244:
MACD sử dụng theo bộ chiêu thức này có thể lý giải được gần như toàn bộ "lịch sử của đường giá", tác giả tin tưởng rằng 1 system đáng tin cậy khi ít nhất nó phải lý giải được giá quá khứ, khi đó mới có cơ sở để tin tưởng nó có thể dự đoán được giá tương lai. Và dưới đây là 1 số nguyên tắc CƠ BẢN NHẤT trong bộ chiêu thức này.
- Cong và sọc luôn có khuynh hướng song hành: Có thể ví von cong đỏ và sọc xanh như đôi bạn tri kỷ khác giới, luôn đi song hành với nhau nhưng lại không bao giờ đến với nhau. Cong và sọc trong trạng thái cân bằng và hoàn hảo nó sẽ đi song song với nhau và giữ 1 khoảng cách cố định. Ở trên vùng 0 thì sọc nằm trên và cong nằm dưới, và ngược lại ở dưới 0 thì sọc nằm dưới và cong nằm trên. Như vậy khi cong xa sọc thì sẽ tạo lực hút để về lại gần sọc hơn, và dĩ nhiên theo cả 2 hướng là sọc lún và tích sọc.
- Cong đỏ không bao giờ chạy gấp khúc: Điều tiên quyết cần ghi nhớ là cong đỏ không bao giờ chạy gấp khúc và không thể tạo ra các góc nhọn. Nó luôn di chuyển theo đường cong, nó có thể chạy theo các hình dáng như hình parabol, chữ U và U ngược, dấu ngã,... tức là nó luôn lượn sóng. Quán triệt điều đó rất quan trọng nếu áp dụng hệ thống giao dịch này.
- Sọc nhú là tín hiệu cho khả năng giá quay đầu: Ở đây chúng ta chỉ nói tới việc giá CÓ KHẢ NĂNG quay đầu, tức là nó cũng có thể không quay đầu, nhưng xác suất cho việc giá quay đầu thường là lớn hơn (khoảng 70%). Và quan trọng hơn, giá quay đầu không đồng nghĩa với việc đảo chiều xu hướng, nó hoàn toàn có thể là 1 cú hồi lại hoặc cũng có thể là đảo chiều. Để dự đoán chính xác hơn các khả năng xảy ra khi xuất hiện sọc nhú thì chìa khóa nằm ở 2 yếu tố: ĐỘ DỐC VÀ CONG của đường CONG ĐỎ + PHÂN TÍCH ĐA KHUNG THỜI GIAN (cụ thể là phân tích khung thời gian lớn hơn so với khung xuất hiện sọc nhú).
- Cong xa thì giáp mí: Khi cong xa sọc (theo bất kỳ hướng nào) thì lực hút về cân bằng sẽ tạo nên áp lực lên giá quay đầu để tạo nên trạng thái giáp mí. Giáp mí có thể chỉ là 1 trạng thái do lực quán tính hoặc lực dư thừa từ đó, và hiển nhiên nó cũng có thể là 1 cú đảo chiều của giá.
- Dấu ngã qua 0: Đây là trạng thái giá nghỉ ngơi trước khi có cú đảo chiều. Cần lưu ý khi cong sọc đổ dốc và chạy qua 0 thì ngay tại vùng 0 chính là vùng có lực khá mạnh, và 1 trạng thái nghỉ ngơi ở vùng 0 thường sau đó sẽ là giá tiếp diễn để tạo thành 1 dấu ngã ở vùng 0. Nếu tại 0 giá quay đầu thì cong đỏ sẽ tạo thành chữ U chứ không còn là dấu ngã, trong số ít trường hợp nó vẫn sẽ tạo chữ U, nhưng đa số nếu không xuyên thẳng qua 0 luôn thì sẽ là dấu ngã. Tất nhiên việc sàng lọc và dự đoán chính xác hơn vẫn phải phụ thuộc vào việc phân tích khung thời gian lớn hơn.
- Độ chênh của MACD so với nến: Hệ thống này sử dụng nến candlestick, và khi giao dịch trải nghiệm đủ dài, chúng ta sẽ nhận thấy giữa MACD và nến có 1 độ chênh nhất định. Ta sẽ nhìn ra rằng có những giai đoạn giá thay đổi nhưng MACD gần như không thấy có sự thay đổi. Từ đó ta sẽ nắm bắt và cảm nhận được độ chênh đó. Tất nhiên, độ chênh lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào xung lực và biên độ giao động của nến. Ví dụ ở hình dưới đây ta thấy ở vùng mũi tên đầu tiên là thế quả trứng cho thấy giá hồi lên 6 cây nến nhưng cong đỏ vẫn đi xuống và sọc xanh giảm dần độ dốc chứ chưa hẳn tạo thành các mũi sọc dốc lên. Hay ở vùng mũi tên thứ 2 có 1 cây nến trắng nhỏ nhưng cong và sọc vẫn đi xuống ổn định và gần như ta không thể nhìn ra điều đó nếu chỉ nhìn vào MACD. Từ đó cho ta 1 lưu ý là LUÔN PHẢI QUAN SÁT SONG HÀNH CẢ NẾN LẪN MACD:
- MACD-NTC526244 giao dịch trong mọi trạng thái thị trường, nó dùng giao dịch thuận theo xu hướng, trong trạng thái sideway và cả bắt đỉnh đáy đảo chiều.
4. Kết hợp đa khung thời gian - Chìa khoá trong chiêu thức MACD-NTC526244:
Chúng ta ai cũng biết việc phân tích đa khung thời gian là không thể thiếu trong hầu hết mọi hệ thống giao dịch forex, và bộ chiêu thức này cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Cụ thể hơn, việc phân tích và xem xét khung thời gian lớn hơn khung chính (ví dụ phân tích H1 thì xem xét thêm khung H4 là hợp lý) là điều hết sức cần thiết, nó quyết định đến sự chính xác của phân tích.
Sau đây mình sẽ minh họa điều đó thông qua 1 vài ví dụ:
Trên cặp tiền USDCAD tại khung chính H4 có 4 vùng đánh dấu vạch đỏ, tại đó đều xuất hiện sọc nhú và đều là không phải nhịp sóng 1 (tức là xu hướng tăng không phải ở vùng mạnh nhất). Tuy nhiên, chỉ tại vùng giá ở 2 vạch thứ 3 và 4 giá mới thật sự có cú hồi xuống đáng kể. Vậy nếu chúng ta chọn giao dịch theo sọc nhú và chọn cú sell trên cặp tiền ở H4 chẳng hạn, thì tại vạch 3 và chính xác là tại 4 mới là cú sell chuẩn xác nhất.
Và lý do cho việc lựa chọn đó hãy xem ở D1, tại D1 cho thấy vạch 1 và 2 giá đang đổ dốc đi lên qua vùng 0 chứng tỏ lực UP còn tương đối mạnh, đồng thời do có các cây nến đen xen kẽ nên sọc cũng không thật sự xa cong, do đó tại H4 ở vạch 1 và 2 nếu sell chỉ là đặt cược vào cú hồi nhẹ (ẩn chứa rủi ro cao). Còn khi vạch 3 và 4 xuất hiện thì ta thấy cong và sọc đã đi lên qua 0 được 1 đoạn, sọc bắt đầu dày lên rồi, và đường cong bắt đầu "đi vào góc cua" để bẻ cong tròn lại, do đó với D1 báo hiệu lực đi lên đã suy giảm thì H4 tạo sọc nhú là 1 cú sell đáng để xuống tiền.
Tiếp theo, cũng với ví dụ là biểu đồ trên, nhưng vùng đánh dấu sẽ là ở các điểm sọc lún xa cong, với trader giao dịch thuận xu hướng thì việc đánh buy lên tại các vùng đánh dấu sẽ được xem xét tới. Tuy nhiên chỉ có vạch 1 và 2 là nên vào lệnh buy, còn 3 và 4 nên cân nhắc kỹ.
Lý do cũng tương tự như trên, vì tại D1 vùng 1 và 2 cong sọc đều đi lên qua vùng 0 nên áp lực tăng giá vẫn còn khá mạnh, còn vùng 3 và 4 đã tích sọc và cong bắt đầu tạo độ cong nên việc buy sẽ rủi ro hơn.
Tiếp theo là ví dụ tại chính thời điểm này, trên cặp tiền USDCHF, tại khung H4 chúng ta nhận thấy lực tăng có vẻ đã yếu đi (tín hiệu từ nhịp sóng), đường cong đỏ (chỉ hướng) đang đi ngang, cong sọc đang ở sát nhau và có 2 khả năng là bật tăng để sọc nhú lên và cong sẽ quẹo lên để tăng tiếp, và 2 là sẽ giảm mạnh để sọc hở ra đồng thời cong sẽ bo tròn đi xuống:
Tuy nhiên, xem xét khung D1 ta thấy sọc đã được tích tương đối, và cong đỏ cũng không còn quá dốc nữa. Vậy D1 đang ủng hộ cho cú sell hơn là việc buy. Dĩ nhiên sell sẽ hoàn hảo hơn nếu tại D1 độ dày của sọc nhiều hơn hoặc đang ở nhịp sóng 2,3...
Và kết luận là ủng hộ sell với mức xác suất khoảng 80%.
Điều đáng lưu ý khi phân tích đa khung thời gian là xem xét hướng của lực hút cân bằng giữa cong và sọc, nếu nó cộng hưởng (cùng hướng) thì sẽ là hoàn hảo, nếu khi phân tích khung lớn hơn mà cho ra kết quả 50:50 thì ta phải xem xét tới khung lớn hơn nữa để cho ra kết quả chính xác hơn, hoặc ta nên bỏ kèo đó và tìm tín hiệu trên 1 cặp tiền khác. Ví dụ ta phân tích khung chính H4 thấy giá ở đỉnh và có sọc nhú (báo có thể sell), nhưng phân tích D1 lại thấy cong sọc đang giáp mí và độ dốc đường cong không rõ ràng, thì phải xem xét tới W1 để xem W1 báo tăng hay giảm cho khung D1, sau đó hướng của D1 có ủng hộ H4 hay không để ra quyết định cho H4...
5. Điểm vào lệnh và ra lệnh theo nến Candlestick - nguyên tắc cốt lõi:
Có 1 điều khá quan trọng mà thực tế được chính tác giả thường xuyên áp dụng. Đó là việc vào lệnh và ra lệnh theo nến Candlestick. Cụ thể như sau:
- Tại khung thời gian chính (là khung chủ đạo ra quyết định cho việc vào lệnh hay không), nếu giá chạy đúng dự đoán, TÍNH TỪ LÚC NÓ BẮT ĐẦU CHẠY - thì trong vòng 5 CÂY NẾN ĐẦU TIÊN chính là đoạn giá "thơm" nhất để chúng ta thu lợi nhuận. Sau đó, việc tiếp tục duy trì vị thế hay thoát trạng thái sẽ phụ thuộc tiếp vào việc phân tích MACD ở các khung lớn hơn. Ví dụ cũng cặp tiền USDCHF ở trên tại khung H4, sau khi giá giảm như dự đoán đã có biểu đồ như sau:
Qua hình ảnh, chúng ta nhận thấy cú sell từ vùng đỉnh đã thu được lợi nhuận, cong sọc cùng cắm xuống và đang di chuyển qua vùng 0, tuy nhiên hiện tại sọc và cong đang khá xa nhau. Và mở phiên tiếp theo khả năng cao là giá sẽ tạo cú nghỉ chân giúp MACD "sửa hình" làm cho cong sọc gần nhau hơn. Cú nghỉ chân này có thể là giá đi ngang, giảm nhẹ hoặc tăng nhẹ, hi hữu nó cũng có thể tăng khá. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi giá bắt đầu giảm theo dự đoán tại H4, dù giá giảm kha khá hay giảm rất mạnh thì khi dùng chiêu thức này ta cũng ung dung giữ lệnh, ít nhất là cho đến khi cong sọc cách xa nhau.
Kết hợp phân tích D1, sau phiên đóng cửa đã vẽ nên 1 cây nến đen biên độ khá và lấy đi giá tăng của 5 ngày trước đó. MACD cho ra kết quả sọc kéo về gần cong như dự đoán và đúng nguyên lý của lực cân bằng. Tuy nhiên tại D1 thực tế là cong đỏ vẫn còn đi lên (dù ko còn độ dốc mà bắt đầu cảm giác bo tròn).
Để tóm gọn lại cho tình huống phân tích này, nếu chúng ta sell theo H4 và chờ 1 cú giảm, thì khi giá bắt đầu giảm mạnh thì chúng ta sẽ không vội vàng chốt lời mà KIÊN NHẪN CHỜ ÍT NHẤT ĐÓNG 1 CÂY NẾN D1 rồi mới xem xét việc chốt lời lệnh sell. Theo thói quen của tác giả thì sẽ ăn 1 đến 2 cây nến D1, sau đó xem xét tiếp đến khung thời gian nhỏ hơn là H1 để tìm điểm ra tối ưu. Điều đó có nghĩa rằng cây D1 dù chỉ giảm 60 pip như hiện tại, hay giả sử nó giảm 100 pip hay 200 pip thì vẫn sẽ giữ lệnh sell, vì trong 1 cây D1 đó giá sẽ KHÔNG BAO GIỜ ĐỦ THỜI GIAN TẠO ĐƯỢC MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU ĐI LÊN TẠI H1.
Tại H1, chúng ta dễ dàng nhìn thấy lực đi xuống hoàn toàn chưa hề có dấu hiệu cạn, thậm chí là còn khá mạnh. Hiện tại điều duy nhất chúng ta cần là bắt điểm đáy của con sóng giảm này để CHỐT LỜI LỆNH SELL CỦA H4. Nếu theo phân tích kỹ thuật và sóng hoặc theo mô hình thì cần tìm 1 mô hình 2 đáy để chốt lời tại đáy 2, hoặc tại vai phải trong mô hình vai đầu vai (đảo ngược). MACD cũng vậy, chúng ta sẽ chờ cho cong đỏ bo tròn lại và tạo thành 1 trong 2 thế là: QUẢ TRỨNG hoặc SỌC NHÚ. Cần lưu ý rằng trước khi tạo đáy 2 để hoàn tất 1 trong 2 mẫu đảo chiều đó thì giá vẫn có thể giảm tiếp hoặc lình xình tài khu vực này, điều đó là khó dự đoán (hình ảnh dưới đây phần cong và sọc được vẽ thêm chỉ là 1 dự đoán của cá nhân mình về 1 trong những khả năng tiếp diễn của MACD.
6. Hình thái động - Cấu hình nội tại của MACD:
Có 1 điểm cực kỳ quan trọng trong MACD, đó là "hình thái động". Để hiểu đơn giản hơn thì bạn chỉ cần bật qua khung thời gian M1 và quan sát liên tục sẽ nhận ra rằng khi cây nến chưa đóng lại - và giá biến động liên tục tăng giảm thì đường cong đỏ và đường sọc xanh cũng biến động theo. Cụ thể cong đỏ sẽ thay đổi độ cong / hoặc độ dốc, và đường sọc sẽ thay đổi độ cao (tính từ gốc là mốc 0), điều đó dẫn tới vị trí tương quan của cong và sọc sẽ "biến động" liên tục dựa theo mức biến động của giá. Và chỉ khi cây nến đóng lại thì hình thái của cong và sọc mới chính thức được hoàn tất.
Khi nhận diện và cảm nhận chính xác được điều này, chúng ta sẽ dễ dàng lý giải được những thời điểm giá biến động và tạo thành các mẫu hình MACD cụ thể, kể cả các thời điểm xuất hiện những cây nến biến động mạnh lẫn những cây pinbar.
Ví dụ như ở hình dưới đây, cặp tiền UCHF khung D1, tại mũi tên màu đỏ là cây nến ngày 16/1/2020 mở nến sọc chỉ hơi nhú xuống nằm dưới cong đỏ và khi đó cong đỏ vẫn đang bo tròn báo hiệu 1 tín hiệu buy khá đẹp, sau đó giá giảm chạm đáy thì TẠI GIÁ Ở ĐÁY ĐANG TẠO THÀNH CÂY NẾN ĐEN KHÔNG CÓ BÓNG DƯỚI - lúc đó sọc xanh nhú xuống dưới cách xa cong đỏ và đó chính là thời điểm buy lý tưởng nhất (mô tả thêm tại khung H1 ở hình dưới). Sau khi buy thì giá bật tăng và đóng nến D1 tạo thành cây pinbar trắng nên sọc xanh lại co lên không còn nhú xa cong đỏ nữa mà quay lên gần giáp mí cong đỏ.
Cũng tương tự như vậy ở H1 chính thời điểm đó, và đây cũng là cách tìm điểm vào tối ưu. Trong cây nến ngày 16/1/2020 thì H1 xuất hiện 1 thế sọc nhú, tại chính cây nến mũi tên màu đỏ lúc giá mở nến sọc xanh cũng nhú xuống dưới và chắc chắn 100% tại thời khắc đó nó sẽ thò xuống thấp hơn cây sọc trước đó - tức là nó cách xa cong đỏ hơn cây nến liền trước đó. Tuy nhiên giá tăng lên sau đó làm cho sọc co lại gần cong đỏ hơn và do đóng nến giá tăng mạnh (tạo cây nến trắng thân dài) làm cho sọc xanh thụt lại gần giáp mí cong đỏ... Đây chính là biểu hiện được mình định nghĩa là "hình thái động" của MACD. Tác giả thường dùng từ "sửa hình" hoặc "biến hình" để mô tả sự thay đổi của MACD (đặc biệt là sọc xanh vì nó nhạy hơn cong đỏ) tương ứng với sự thay đổi của giá và nến candlestick.
7. Sai số - yếu tố cố hữu trong mọi system:
8. Chi tiết cụ thể các chiêu cơ bản:
Tác giả của bộ chiêu thức này giao dịch 1 cách nhuần nhuyễn và hoàn toàn dựa vào phản xạ, kỹ năng và cảm nhận (do thời gian sử dụng đã đủ lâu và thành thạo). Riêng cá nhân mình sẽ chỉ liệt kê 3 chiêu thức CƠ BẢN NHẤT, nhằm minh họa phần nào cho hệ thống này.
Chiêu 1: Sọc nhú cong bo:
Khi xuất hiện sọc nhú đồng nghĩa với việc xem xét 1 tín hiệu đảo chiều hoặc ít nhất là 1 cú hồi của giá. Gặp mẫu hình này ta cần lưu ý 2 điều quan trọng là đường cong đỏ có đủ độ cong và bo tròn báo tín hiệu đảo chiều hay không, và 2 là khung thời gian lớn hơn có ủng hộ hướng phân tích hay không.
Ví dụ tại H4 cặp tiền EU có hình như dưới đây, ở 2 vùng đánh dấu đều có sọc nhú báo tín hiệu có thể buy lên và tại đó cong đỏ đều có dấu hiệu bo tròn muốn đi lên.Tuy nhiên chỉ có vạch đỏ thứ 2 là giá ở vùng đáy, sau đó còn tiếp tục tạo thành mẫu hình quả trứng (tại mũi tên cuối cùng bên phải) và mới chính thức có cú tăng lên đáng kể.
Và tất nhiên, khi xem xét khung D1 ta thấy tại vạch đầu tiên thì cong đỏ vẫn còn độ dốc xuống, còn vạch thứ 2 nó đã bắt đầu tạo độ cong nên độ tin cậy ở vạch 2 là cao hơn, đó chính là sự ảnh hưởng của việc phân tích đa khung thời gian.
Chiêu 2: Quả trứng cong bo:
Trong hình ảnh dưới đây, tại 3 mũi tên đều là mẫu hình quả trứng, mẫu hình này cũng cần lưu ý đến độ cong và bo của cong đỏ. Nếu trường hợp tạo quả trứng nhưng cong đỏ lại bẻ lái để quẹo chứ không ôm bo thì khi đó quả trứng sẽ bị phá vỡ - nó sẽ không còn là quả trứng. Tất nhiên việc phân tích xác nhận bởi khung thời gian lớn hơn vẫn luôn cần thiết.
Có 1 sự tương đồng thường thấy ở chiêu quả trứng này, nó thường xuất hiện trong thế nến inside bar trong price action. Đặc biệt thường thấy khi sóng tạo thành cú hồi ĐẦU TIÊN sau khi giá break out và đảo chiều xu hướng, tức là khi đó quả trứng chính là ranh giới của 2 con sóng số 1 và số 2 trong lý thuyết sóng elliott. Nếu mẫu hình này có sự cộng hưởng của tín hiệu khối lượng (suy giảm) thì sẽ càng thuyết phục và độ tin cậy càng cao.
Chiêu 3: Sọc lún xa cong:
Đây sẽ là chiêu thức ưa thích cho các tín đồ giao dịch thuận xu hướng. Trong 1 xu hướng mạnh, mỗi khi xuất hiện sọc lún xa cong thì lực hút cân bằng của MACD sẽ kéo sọc quay về gần đường cong. Và thường chiêu thức này cũng sẽ có những cú ăn khá đậm vì đa số chỉ cần 1-2 nến chạy thuận xu hướng là MACD hoàn toàn có thể "đóng nắp" và tạo sọc nhú cong quẹo đi tiếp diễn theo xu hướng cũ.
Ngoài 3 chiêu thức cơ bản này ra, tác giả vẫn thường xuyên sử dụng 1 số chiêu khác mà mình được biết đến, ví dụ: Cong đỏ đi ngang vùng 0 (đánh khi thị trường sideway), dấu ngã qua 0, cong dốc giá hồi, ... và rất rất nhiều những chiêu thức "không tên" khác, nó được hình thành 1 cách tự nhiên theo quá trình sử dụng MACD của tác giả. Có 1 điều chúng ta cần nhớ là dù chiêu thức nào đi chăng nữa, nó vẫn sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản của MACD mà đặc biệt là lực hút cân bằng của cong và sọc, đồng thời độ chính xác của việc phân tích phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích đa khung thời gian (sự xác nhận hay phủ nhận của khung thời gian lớn hơn).
Để tóm gọn lại cho tình huống phân tích này, nếu chúng ta sell theo H4 và chờ 1 cú giảm, thì khi giá bắt đầu giảm mạnh thì chúng ta sẽ không vội vàng chốt lời mà KIÊN NHẪN CHỜ ÍT NHẤT ĐÓNG 1 CÂY NẾN D1 rồi mới xem xét việc chốt lời lệnh sell. Theo thói quen của tác giả thì sẽ ăn 1 đến 2 cây nến D1, sau đó xem xét tiếp đến khung thời gian nhỏ hơn là H1 để tìm điểm ra tối ưu. Điều đó có nghĩa rằng cây D1 dù chỉ giảm 60 pip như hiện tại, hay giả sử nó giảm 100 pip hay 200 pip thì vẫn sẽ giữ lệnh sell, vì trong 1 cây D1 đó giá sẽ KHÔNG BAO GIỜ ĐỦ THỜI GIAN TẠO ĐƯỢC MẪU HÌNH ĐẢO CHIỀU ĐI LÊN TẠI H1.
Tại H1, chúng ta dễ dàng nhìn thấy lực đi xuống hoàn toàn chưa hề có dấu hiệu cạn, thậm chí là còn khá mạnh. Hiện tại điều duy nhất chúng ta cần là bắt điểm đáy của con sóng giảm này để CHỐT LỜI LỆNH SELL CỦA H4. Nếu theo phân tích kỹ thuật và sóng hoặc theo mô hình thì cần tìm 1 mô hình 2 đáy để chốt lời tại đáy 2, hoặc tại vai phải trong mô hình vai đầu vai (đảo ngược). MACD cũng vậy, chúng ta sẽ chờ cho cong đỏ bo tròn lại và tạo thành 1 trong 2 thế là: QUẢ TRỨNG hoặc SỌC NHÚ. Cần lưu ý rằng trước khi tạo đáy 2 để hoàn tất 1 trong 2 mẫu đảo chiều đó thì giá vẫn có thể giảm tiếp hoặc lình xình tài khu vực này, điều đó là khó dự đoán (hình ảnh dưới đây phần cong và sọc được vẽ thêm chỉ là 1 dự đoán của cá nhân mình về 1 trong những khả năng tiếp diễn của MACD.
6. Hình thái động - Cấu hình nội tại của MACD:
Có 1 điểm cực kỳ quan trọng trong MACD, đó là "hình thái động". Để hiểu đơn giản hơn thì bạn chỉ cần bật qua khung thời gian M1 và quan sát liên tục sẽ nhận ra rằng khi cây nến chưa đóng lại - và giá biến động liên tục tăng giảm thì đường cong đỏ và đường sọc xanh cũng biến động theo. Cụ thể cong đỏ sẽ thay đổi độ cong / hoặc độ dốc, và đường sọc sẽ thay đổi độ cao (tính từ gốc là mốc 0), điều đó dẫn tới vị trí tương quan của cong và sọc sẽ "biến động" liên tục dựa theo mức biến động của giá. Và chỉ khi cây nến đóng lại thì hình thái của cong và sọc mới chính thức được hoàn tất.
Khi nhận diện và cảm nhận chính xác được điều này, chúng ta sẽ dễ dàng lý giải được những thời điểm giá biến động và tạo thành các mẫu hình MACD cụ thể, kể cả các thời điểm xuất hiện những cây nến biến động mạnh lẫn những cây pinbar.
Ví dụ như ở hình dưới đây, cặp tiền UCHF khung D1, tại mũi tên màu đỏ là cây nến ngày 16/1/2020 mở nến sọc chỉ hơi nhú xuống nằm dưới cong đỏ và khi đó cong đỏ vẫn đang bo tròn báo hiệu 1 tín hiệu buy khá đẹp, sau đó giá giảm chạm đáy thì TẠI GIÁ Ở ĐÁY ĐANG TẠO THÀNH CÂY NẾN ĐEN KHÔNG CÓ BÓNG DƯỚI - lúc đó sọc xanh nhú xuống dưới cách xa cong đỏ và đó chính là thời điểm buy lý tưởng nhất (mô tả thêm tại khung H1 ở hình dưới). Sau khi buy thì giá bật tăng và đóng nến D1 tạo thành cây pinbar trắng nên sọc xanh lại co lên không còn nhú xa cong đỏ nữa mà quay lên gần giáp mí cong đỏ.
Cũng tương tự như vậy ở H1 chính thời điểm đó, và đây cũng là cách tìm điểm vào tối ưu. Trong cây nến ngày 16/1/2020 thì H1 xuất hiện 1 thế sọc nhú, tại chính cây nến mũi tên màu đỏ lúc giá mở nến sọc xanh cũng nhú xuống dưới và chắc chắn 100% tại thời khắc đó nó sẽ thò xuống thấp hơn cây sọc trước đó - tức là nó cách xa cong đỏ hơn cây nến liền trước đó. Tuy nhiên giá tăng lên sau đó làm cho sọc co lại gần cong đỏ hơn và do đóng nến giá tăng mạnh (tạo cây nến trắng thân dài) làm cho sọc xanh thụt lại gần giáp mí cong đỏ... Đây chính là biểu hiện được mình định nghĩa là "hình thái động" của MACD. Tác giả thường dùng từ "sửa hình" hoặc "biến hình" để mô tả sự thay đổi của MACD (đặc biệt là sọc xanh vì nó nhạy hơn cong đỏ) tương ứng với sự thay đổi của giá và nến candlestick.
7. Sai số - yếu tố cố hữu trong mọi system:
Như mình đã chia sẻ ở phần đầu, cuộc đời vốn dĩ không có điều gì là tuyệt đối, và forex hay MACD cũng vậy, do đó với hệ thống này cũng có 1 số điều mang tính chất sai số, cụ thể là:
- Tỷ lệ chính xác trong nhận định phụ thuộc vào khả năng cảm nhận của mỗi người, theo thời gian nó sẽ tăng dần lên khi sử dụng thành thạo MACD.
- Độ trễ của chỉ báo kỹ thuật hiển nhiên là có sự tồn tại, tuy nhiên để khắc phục nó thì chìa khóa nằm ở việc cảm nhận đường cong đỏ.
- Đôi khi, sai sót trong phân tích nằm ở việc phân tích đa khung thời gian, để có cái nhìn chuẩn xác và đồng nhất khi xem xét đa khung thời gian là điều cực kỳ khó và đòi hỏi trải nghiệm và đúc rút rất nhiều. Ví dụ, cá nhân mình vẫn không hiếm lần gặp tình huống phân tích H1 báo BUY, H4 ủng hộ buy, thậm chí D1 ủng hộ buy luôn nhưng giá ở đúng giai đoạn W1 rơi vào thế SELL cực mạnh và kết quả là W1 đã "phá thế" toàn bộ khung trước nó.
8. Chi tiết cụ thể các chiêu cơ bản:
Tác giả của bộ chiêu thức này giao dịch 1 cách nhuần nhuyễn và hoàn toàn dựa vào phản xạ, kỹ năng và cảm nhận (do thời gian sử dụng đã đủ lâu và thành thạo). Riêng cá nhân mình sẽ chỉ liệt kê 3 chiêu thức CƠ BẢN NHẤT, nhằm minh họa phần nào cho hệ thống này.
Chiêu 1: Sọc nhú cong bo:
Khi xuất hiện sọc nhú đồng nghĩa với việc xem xét 1 tín hiệu đảo chiều hoặc ít nhất là 1 cú hồi của giá. Gặp mẫu hình này ta cần lưu ý 2 điều quan trọng là đường cong đỏ có đủ độ cong và bo tròn báo tín hiệu đảo chiều hay không, và 2 là khung thời gian lớn hơn có ủng hộ hướng phân tích hay không.
Ví dụ tại H4 cặp tiền EU có hình như dưới đây, ở 2 vùng đánh dấu đều có sọc nhú báo tín hiệu có thể buy lên và tại đó cong đỏ đều có dấu hiệu bo tròn muốn đi lên.Tuy nhiên chỉ có vạch đỏ thứ 2 là giá ở vùng đáy, sau đó còn tiếp tục tạo thành mẫu hình quả trứng (tại mũi tên cuối cùng bên phải) và mới chính thức có cú tăng lên đáng kể.
Và tất nhiên, khi xem xét khung D1 ta thấy tại vạch đầu tiên thì cong đỏ vẫn còn độ dốc xuống, còn vạch thứ 2 nó đã bắt đầu tạo độ cong nên độ tin cậy ở vạch 2 là cao hơn, đó chính là sự ảnh hưởng của việc phân tích đa khung thời gian.
Chiêu 2: Quả trứng cong bo:
Trong hình ảnh dưới đây, tại 3 mũi tên đều là mẫu hình quả trứng, mẫu hình này cũng cần lưu ý đến độ cong và bo của cong đỏ. Nếu trường hợp tạo quả trứng nhưng cong đỏ lại bẻ lái để quẹo chứ không ôm bo thì khi đó quả trứng sẽ bị phá vỡ - nó sẽ không còn là quả trứng. Tất nhiên việc phân tích xác nhận bởi khung thời gian lớn hơn vẫn luôn cần thiết.
Có 1 sự tương đồng thường thấy ở chiêu quả trứng này, nó thường xuất hiện trong thế nến inside bar trong price action. Đặc biệt thường thấy khi sóng tạo thành cú hồi ĐẦU TIÊN sau khi giá break out và đảo chiều xu hướng, tức là khi đó quả trứng chính là ranh giới của 2 con sóng số 1 và số 2 trong lý thuyết sóng elliott. Nếu mẫu hình này có sự cộng hưởng của tín hiệu khối lượng (suy giảm) thì sẽ càng thuyết phục và độ tin cậy càng cao.
Chiêu 3: Sọc lún xa cong:
Đây sẽ là chiêu thức ưa thích cho các tín đồ giao dịch thuận xu hướng. Trong 1 xu hướng mạnh, mỗi khi xuất hiện sọc lún xa cong thì lực hút cân bằng của MACD sẽ kéo sọc quay về gần đường cong. Và thường chiêu thức này cũng sẽ có những cú ăn khá đậm vì đa số chỉ cần 1-2 nến chạy thuận xu hướng là MACD hoàn toàn có thể "đóng nắp" và tạo sọc nhú cong quẹo đi tiếp diễn theo xu hướng cũ.
Ngoài 3 chiêu thức cơ bản này ra, tác giả vẫn thường xuyên sử dụng 1 số chiêu khác mà mình được biết đến, ví dụ: Cong đỏ đi ngang vùng 0 (đánh khi thị trường sideway), dấu ngã qua 0, cong dốc giá hồi, ... và rất rất nhiều những chiêu thức "không tên" khác, nó được hình thành 1 cách tự nhiên theo quá trình sử dụng MACD của tác giả. Có 1 điều chúng ta cần nhớ là dù chiêu thức nào đi chăng nữa, nó vẫn sẽ dựa trên các nguyên tắc cơ bản của MACD mà đặc biệt là lực hút cân bằng của cong và sọc, đồng thời độ chính xác của việc phân tích phụ thuộc rất lớn vào việc phân tích đa khung thời gian (sự xác nhận hay phủ nhận của khung thời gian lớn hơn).
Trên đây là toàn bộ nội dung về bộ chiêu thức MACD-NTC526244 được chia sẻ lại hoàn toàn dưới nhận thức của cá nhân mình. Dù rằng nó chỉ đạt khoảng 70% so với tác giả, nhưng hy vọng nó sẽ mang lại sự hữu ích cho bạn đọc. Nếu yêu thích nó, hãy sử dụng và cảm nhận nó mỗi ngày để tăng dần sự thành thạo như cách tác giả đã làm. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nó kết hợp với hệ thống vốn có của bạn để tăng thêm hiệu quả.
Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn nghĩ nó có ích cho 1 ai đó, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn nghĩ nó có ích cho 1 ai đó, hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Trân trọng,
CaPhiLe.Com
Mình theo dõi bài này của bác trêm tradeviet, và vẫn dèn luyện theo phương pháp này từ đó đên nay, cảm ơn bác rất nhiều vì đã chia se cho công đồng, mình có ý kiền, bác có thể tào một nhóm chat để anh em cũng theo phương pháp có thể trao đổi và nâng cao kình nhiện được ko ạ, cảm ơn admin nhiều.
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã quan tâm tới pp này :)
DeleteCòn đề xuất tạo nhóm chat của bạn mình không làm được vì:
- Tính cá nhân hoá trong forex rất đặc thù, nên cùng 1 pp thì mỗi người dùng vẫn sử dụng 1 cách khác nhau, và đa số họ đều tự bảo vệ quan điểm của riêng họ.
- Topic về pp này mình cũng đã tạo trên traderviet nhưng lượng tương tác không nhiều, điều đó chứng tỏ ít người quan tâm, hoặc có quan tâm nhưng họ ko muốn và ko thích tương tác hay trao đổi.
- Mình chỉ là người gợi mở và chia sẻ 1 số nội dung cốt lõi - cũng như là sườn của pp, phần còn lại là phát triển nó thành bản sắc riêng của mỗi trader thì cần tự mỗi người giao dịch - trải nghiệm - đúc rút... sẽ cho ra kết quả phù hợp với họ.
Cảm ơn bạn, chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khoẻ
ReplyDeleteTác giả hướng dẫn xác định nến tín hiệu trong chiêu "sọc lún xa cong". Như thế nào gọi là xa. Ví dụ trong Up Trend, sọc lún xuất hiện, khung cao hơn ủng hộ BUY, nến tín hiệu là nến tăng đầu tiên hay tối ưu hơn là nến giảm cuối cùng. Mà nến giảm cuối cùng thì làm sao nhận ra nó. Chốt lời chiêu này là khi đóng nắp, vì sau đó sọc nhú xuất hiện lại đau tim. Mong tác giả hướng dẫn. Chúc sức khỏe!
ReplyDeleteCảm ơn bạn, trong chiêu "sọc lún xa cong" thì tín hiệu nến thể hiện là xa khi nến hồi liên tục và tạo thành cây sọc lún thứ 3 thì bắt đầu đc gọi là xa. Tất nhiên, quá trình trải nghiệm thực tế sẽ tự mỗi người đúc rút ra thế nào là xa và tối ưu. Ví dụ trong uptrend sọc lún xuất hiện thì cây nến giảm liên tục tạo thành sọc lún cây thư 3 thì được gọi là lún xa, nhưng trong 1 số trường hợp nến giảm mạnh thì cảm giác sẽ thấy xa đáng kể còn nến giảm biên độ quá ít thì lại thấy ko phải là xa... do vậy vẫn phải trải nghiệm thực tế. Chiêu thức này được tác giả đúc kết từ gd thực tế nên bất kỳ ai muốn áp dụng cũng phải áp dụng trong thực tiễn bằng giao dịch live. Với câu hỏi làm sao nhận ra nến giảm cuối cùng thì chỉ cần qua khung thời gian nhỏ hơn để tìm 1 thế sọc nhú đảo chiều là được. Còn chốt lời khi đóng nắp thì hợp lý rồi, hoặc có thể dịch sl và nuôi tiếp với kỳ vọng nó phá thế sọc nhú tạo thành thế cong quẹo. Đôi lời chia sẻ, chúc bạn thành công!
Deletecám ơn bạn và anh NTC526244 đã chia sẽ
ReplyDeleteCảm ơn bạn đã ghé qua blog, chúc bạn thành công
DeleteCảm ơn Ca_Phi_Le và tác giả NTC526244 nhiều lắm vì đã chia sẽ.
ReplyDeleteMình được nghe Kẽm Vui Vẽ (VangSaiGon) nhắc tới phương pháp này vài lần và rất tò mò về nó, nay đã được gặp PP này.
Mình sẽ cố gắng dung nạp nó, cảm ơn rất nhiều
Cảm ơn bạn, chúc bạn thành công
DeleteAd cho e hỏi là đánh theo pp này thì sl đặt ở đâu ạ
ReplyDeleteChào bạn, PP này có 2 cách đặt SL:
Delete- Đặt sl linh động - dựa theo tín hiệu ngược lại với tín hiệu khi vào lệnh, hoặc dựa trên các chiêu thức khi tín hiệu cho thấy giá có thể đi theo hướng ngược lại với lúc vào lệnh.
- Đặt sl dựa trên các mức cản cố định (hỗ trợ / kháng cự)
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khoẻ!
ReplyDeleteCảm ơn bạn :)
DeleteCám ơn bác nhé. Cái này để nắm bắt được cần nhiều thời gian lắm đây. Đọc đi đọc lại 2-3 lần mà còn mơ hồ quá.
ReplyDelete