Sử dụng Bollinger Bands hiệu quả là mục tiêu của mọi tín đồ theo trường phái phân tích kỹ thuật khi lựa chọn niềm tin vào "dải băng" huyền diệu này.
Ở đây mình không đề cập tới những vấn đề thuộc lý thuyết của Bollinger Bands như cấu tạo, công thức tính, thành phần,... Bởi vì những điều đó gần như tất cả mọi trader đều đã biết, tức là số đông đã biết, mà số đông trên thị trường forex này thường đều thất bại (thống kê không chính thức là 95%). Vậy nếu sử dụng Bollinger Bands theo cách số đông đang dùng đồng nghĩa với việc chúng ta cũng thất bại.
Cũng như trong bài viết "Cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật... độc nhất vô nhị" mình đã chia sẻ, hãy tìm 1 lối đi riêng trong forex, hãy tách mình khỏi số đông thì cơ hội thành công sẽ cao hơn rất nhiều.
Trên quan điểm đó, sau đây là những đúc rút kinh nghiệm của cá nhân mình khi sử dụng chỉ báo Bollinger Bands, được tóm gọn trong 3 tuyệt chiêu rất đơn giản sau đây:
Chiêu số 1 - Bắt đầu 1 xu hướng:
Khi dải "băng" co hẹp lại và tạo nên một hiệu ứng "nút cổ chai" thì cũng là lúc chúng ta bắt đầu tìm kiếm 1 xu hướng mới. Điều đáng lưu ý là ta phải nhận diện được đâu là 1 xu hướng thực sự còn đâu là một "cú lừa". Một trong những điểm mà bản thân mình thường sử dụng chính là kết hợp với việc phân tích đa khung thời gian cộng với biểu hiện của khối lượng giao dịch, bởi vì khối lượng giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng nhất xác nhận việc bắt đầu một xu hướng mới, thông thường nó sẽ kèm theo việc phá vỡ một mô hình giá hay là một ngưỡng cản quan trọng.
Dường như "Chiêu thức" này bạn đã từng đọc rất nhiều ở đâu đó, có vẻ mang tính lý thuyết phải không?
Thực ra không hẳn vậy, hãy thử nhìn vào hình ảnh minh họa cặp tiền Eur/Usd dưới đây:
Ở đây, không đơn thuần là việc hễ cứ nhìn thấy dải Bollinger Bands có hiệu ứng "nút cổ chai" là chúng ta canh 1 xu hướng mới để vào lệnh. Mà cần có sự kết hợp rất nhiều yếu tố khác để xác nhận dự đoán đó (bắt đầu 1 xu hướng).
Như hình ảnh trên, có 1 số yếu tố xác nhận như: Xảy ra phân kỳ trên chỉ báo MACD (giá tạo đáy thấp hơn, nhưng chỉ báo tạo đáy cao hơn), giá phá vỡ ngưỡng kháng cự để xác nhận 1 xu hướng tăng đồng thời tại điểm phá vỡ có sự xác nhận của khối lượng (2 mũi tên màu đen), cũng như việc bollinger bands mở rất rộng tại vùng phá vỡ đảo chiều đó.
Vậy, vấn đề cốt lõi ở đây là chúng ta cần phân tích nhiều khía cạnh để tìm kiếm "tiếng nói chung" từ các tín hiệu khác nhau cùng bổ trợ cho 1 dự báo xuất hiện trên Bollinger Bands.
Chiêu số 2 - Hiệu ứng dây thun:
Đây được xem là chiêu thức "bá đạo" nhất của Bollinger Bands, nó đặc biệt phù hợp cho những trader giao dịch lướt sóng ngắn, và càng đáng tin cậy trong điều kiện thị trường đi ngang (không có xu hướng - sideway)
Với hình thái Bollinger Bands có biên độ rộng (khoảng cách 2 đường upper band và lowwer band cách xa nhau) và dải băng đi ngang thì thường là thị trường rơi vào trạng thái sideway (không có xu hướng - đi ngang). Khi đó chúng ta sử dụng "hiệu ứng dây thun" sẽ khá hiệu quả. Biểu hiện là giá di chuyển trong dải band và hễ cứ tăng lên vượt qua (cắt) upper band hoặc giảm xuống vượt qua (cắt) lowwer band thì thường sẽ bị "dội" lại.
Có 2 điểm cần lưu ý trong chiêu thức này:
- 1 là giá sẽ thường đảo chiều quay đầu vào trong dải band ở cuối cây nến thứ 1 và đầu cây nến thứ 2 - tính theo cây nến cắt qua giới hạn band.
- Và 2 là khi giá cắt đường biên của band tạo thành 1 góc cắt trực diện (vuông góc) thì độ tin cậy sẽ cao hơn là 1 cú giao cắt "xiên góc".
Ví dụ như hình minh họa phía dưới: Tại 2 mũi tên màu đỏ có 2 đường upper band và lowwer band đi ngang và giá cắt theo hướng gần như vuông góc với dải band này, sau đó giá phản ứng bị dội lại. Còn tại mũi tên màu đen có đường upper band đi dốc lên và giá cũng cắt dốc lên xiên góc với đường band, do đó sau khi giá cắt lên uppper band thì còn tiếp tục di chuyển tăng thêm 1 đoạn nữa mới quay đầu (độ tin cậy thấp hơn 2 trường hợp kia).
Ngoài ra, để tăng độ chính xác và tối ưu điểm vào lệnh thì tại vùng giao cắt - vùng giao dịch, cần soi chiếu qua khung thời gian nhỏ hơn (ví dụ M5 để tìm 1 mẫu hình đảo chiều, đơn cử như mô hình vai đầu vai, hoặc mô hình 2 đình/ 2 đáy) để canh vào lệnh sẽ hoàn hảo hơn cho việc bắt 1 cú quay đầu với Bollinger Bands.
Thêm 1 lưu ý với chiêu thức số 2 này, đó là khi giá di chuyển MẠNH & NHANH, cắt qua đường biên của bollinger bands thì độ tin cậy nó sẽ cao hơn trường hợp giá di chuyển chậm và "bám vào biên" để chạy. Hiểu đơn giản hơn, việc sử dụng chiêu thức số 2 này là tìm những vùng giá quá mua và quá bán để ăn cú hồi lại, mà quá mua - quá bán chỉ xảy ra khi thị trường có biến động mạnh (giá di chuyển mạnh và khối lượng tăng mạnh), và việc của trader là kiên nhẫn chờ đóng cây nến giao cắt gần kết thúc rồi canh để vào lệnh, hoặc thận trọng hơn thì soi mô hình đảo chiều trên khung thời gian nhỏ hơn để tìm kiếm 1 cơ hội.
Chiêu số 3 - Kết hợp Bollinger Bands với MACD:
Bollinger Bands khi kết hợp với MACD sẽ tạo ra 1 sức mạnh rất lớn (để kiểm chứng điều này thì bạn hãy sử dụng "cặp bài trùng" này 1 thời gian đủ lâu sẽ cảm nhận được), trong phạm vi bài viết này mình chia sẻ chiêu thức Bollinger Bands kết hợp với thế đánh "quả trứng" trong MACD (đã được mô tả cụ thể trong bài viết này: Sử dụng MACD bá đạo)
Hãy quan sát hình ảnh dưới đây, tại 3 mũi tên màu đỏ Bollinger Bands đều có chung 1 hình thái là 2 dải band bắt đầu bị bóp nhỏ lại, nhưng trên MACD thì xuất hiện thế đánh "quả trứng" (tạm hiểu nó gần giống với 1 dạng phân kỳ ẩn, cụ thể bạn có thể đọc xem "quả trứng" nó là gì ở bài viết: https://www.caphile.com/2020/02/su-dung-macd-ba-dao-theo-phong-cach-ntc526244.html). Và tại 3 mũi tên này giá đều di chuyển đúng với tín hiệu (quãng đường di chuyển được xa hay gần mình chưa nói tới ở đây, miễn nó đi đúng hướng dự báo đã nhé). Riêng với chiêu thức này bạn đọc hãy tự trải nghiệm và đúc rút thêm rồi để lại bình luận dưới bài viết này nhé, mình sẽ cùng thảo luận - với những ai thấy hứng thú với nó)
Trên đây là 3 chiêu thức khi sử dụng Bollinger Bands để giao dịch forex cũng như dùng trong phân tích kỹ thuật nói chung, được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân mình. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.
Trân trọng,
No comments:
Post a Comment