Đảo chiều xu hướng và điều chỉnh xu hướng là 2 vấn đề rất dễ nhầm lẫn cũng như nhận định sai lầm, sẽ gây nên hậu quả thua lỗ, hoang mang tâm lý, thậm chí là hoài nghi về hệ thống giao dịch của bản thân.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ cách phân biệt giữa đảo chiều và điều chỉnh bằng Phân Tích Kỹ Thuật theo cách đơn giản, dễ nhận biết và có độ chính xác khá cao.
Sau đây là 1 số dấu hiệu và đặc điểm của đảo chiều và điều chỉnh:
Đảo chiều xu hướng:
1. Thông thường trước khi đảo chiều biểu đồ giá sẽ thiết lập 1 mô hình 2 đỉnh/ 2 đáy, hoặc mô hình vai đầu vai / vai đầu vai đảo ngược.
2. Tại vùng đỉnh/ đáy - nơi xảy ra đảo chiều, khối lượng giao dịch thường tăng lên khá rõ ràng.
3. Có thể xảy ra hiện tượng phân kỳ ở vùng đảo chiều.
4. Tuỳ vào lực của xu hướng trước đó, mà khả năng và độ tin cậy xảy ra đảo chiều là cao hay thấp. Với 1 xu hướng diễn ra mạnh và kéo dài, thì để thực sự đảo chiều sẽ cần 1 khoảng thời gian chứ không thể diễn biến nhanh chóng được, có thể nó sẽ sideway trong 1 biên độ nhất định trước - rồi sau đó mới thực sự đảo chiều. Nói cách khác, nếu bạn lựa chọn phương pháp giao dịch tìm đỉnh/ đáy để giao dịch ngược xu hướng - bắt những con sóng đảo chiều, thì thực sự bạn đang lựa chọn "cách đánh khó" hơn là chọn giao dịch thuận xu hướng.
5. Đảo chiều cần khối lượng giao dịch lớn để hấp thụ cung/cầu của thị trường, do đó cần quan tâm đến vấn đề "thời điểm giao dịch" (yếu tố timing - chu kỳ - thời gian).
6. Lựa chọn giao dịch đảo chiều sẽ có thể mang lại tỷ lệ Lợi Nhuận : Rủi ro (R:R) rất cao. Nếu tuân thủ kỷ luật giao dịch tốt và có chiến lược phù hợp, thì kể cả nhiều lần dự báo sai nhưng 1 vài lần dự báo đúng con sóng đảo chiều thì bạn vẫn thu được lợi nhuận. Giả sử tỷ lệ R:R là 5:1 (lãi 5 đồng và lỗ 1 đồng), thì với 3 lần thua + 1 lần thắng bạn vẫn lãi 2 đồng (nếu quản lý vốn theo cách đi volume đều)
Xem thêm bài viết: Quản lý vốn trong forex
7. Mỗi khung thời gian có 1 xu hướng riêng, do đó việc đảo chiều có thể chỉ xảy ra trên khung thời gian này, mà nó chỉ là sự điều chỉnh trên khung thời gian khác (khung lớn hơn).
Điều chỉnh xu hướng:
1. Thông thường khi giá chỉ điều chỉnh rồi tiếp diễn xu hướng cũ, thì biểu đồ giá chỉ có 1 đỉnh/ 1 đáy.
2. Tại vùng giá điều chỉnh, khối lượng giao dịch thường sẽ suy giảm khá rõ so với khi giá tiếp diễn xu hướng.
3. Thường không có hiện tượng phân kỳ, hoặc nếu có sẽ là 1 cú "break phân kỳ" (phân kỳ ảo, phân kỳ lỗi,...)
4. Tuỳ vào lực của xu hướng trước đó, mà khả năng và độ tin cậy xảy ra điều chỉnh là cao hay thấp. Với 1 xu hướng diễn ra mạnh và kéo dài, thì khả năng xảy ra điều chỉnh là rất cao, thậm chí diễn ra nhiều lần. Nói cách khác, nếu bạn lựa chọn phương pháp giao dịch tìm những con sóng điều chỉnh để giao dịch thuận xu hướng, thì bạn đang lựa chọn "cách đánh dễ" hơn là chọn giao dịch ngược xu hướng. Và việc gì dễ và khả thi hơn, xác suất cao hơn thì nên chọn - trong thị trường tài chính này.
5. Cần kết hợp thêm yếu tố thời điểm giao dịch để tăng hiệu quả của dự báo.
6. Nếu chọn giao dịch thuận xu hướng và vào lệnh ở các con sóng điều chỉnh, tỷ lệ R:R có thể sẽ không cao bằng giao dịch ngược xu hướng (bắt đỉnh bắt đáy), tuy nhiên mức độ rủi ro lại thấp hơn nhiều, và trong đầu tư tài chính chúng ta nên đưa yếu tố quản lý rủi ro lên hàng đầu để có thể đi được chặng đường dài với nó.
7. Mỗi khung thời gian có 1 xu hướng riêng, do đó việc điều chỉnh có thể chỉ xảy ra trên khung thời gian này, mà nó lại là sự đảo chiều trên khung thời gian khác (khung nhỏ hơn).
Trên đây là 1 số đặc điểm, sự khác nhau giữa đảo chiều và điều chỉnh, để thật sự thấu hiểu và dự báo có độ chính xác cao cho từng trường hợp thì cần phải trải nghiệm giao dịch thực tế cũng như tuỳ vào từng sản phẩm cụ thể (ngoại hối, vàng, hay chứng khoán,...) mà có những đặc điểm khác nhau 1 chút (về cơ bản là giống nhau). Chỉ có con đường chăm chỉ rèn luyện mới đưa ta đạt đến được cấp độ chuyên gia, khi đó việc dự đoán thị trường sẽ không còn khó khăn nữa.
Chúc các bạn sẽ thành công, hãy chia sẻ nếu bài viết hữu ích nhé.
Trân trọng,
No comments:
Post a Comment